Hết hàng
Giá: 65.000₫
  • Nhà sản xuất: Chưa cập nhật
  • Mã sản phẩm: KB0615
  • Tình trạng: Sách này hết
Truyện Hoa Tiên

Tác giả: Nguyễn Huy Tự- Nguyễn Thiện
NXB: Văn Học 1978
Tình trạng: Sách tốt, gáy bìa đầy đủ, 218 trang

 
Nguyễn Huy Tự (1743-1790)

Hai cự tộc họ Nguyễn Tràng Lưu và Nguyễn Tiên Điền đã tạo nên danh nhân Nguyễn Huy Tự. Ông là một người văn võ toàn tài, có nhiều công lao đóng góp cho quê hương, đất nước trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động nửa cuối thế kỷ 18.

Nguyễn Huy Tự còn có tên là Yên, tự Hữu Chi, hiệu Uẩn Trai sinh ngày rằm tháng bảy năm Quý Hợi (1743) trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng ở làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, xứ Nghệ An (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tỉnh).

Thân sinh ông là một đại thụ trong vườn văn hoá Hồng Lam, nhà văn, nhà sử học lỗi lạc, Thám hoa Nguyễn Huy Oánh. Ông lại là con rể Tiến sĩ Nguyễn Khản ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, ông nội vợ là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm và chú vợ là đại thi hào Nguyễn Du.

Năm 1759, mới 17 tuổi ông đỗ thứ 5 khoa thi Hương trường Nghệ. Là người thức thời và nhạy cảm nên chỉ một thời gian làm cận thần triều Lê, Nguyễn Huy Tự đã từ bỏ áo quan theo nhà Tây Sơn, được tiến giữ chứcHữu tham tri bộ Binh, cùng vua Quang Trung phù lê diệt Trịnh và đại phá quân Thanh.

Về mặt văn học, Nguyễn Huy Tự để lại cho đời một tác phẩm rất có giá trị, đó là “Truyện Hoa Tiên”. Truyện Hoa Tiên là thiên tình sử đẹp của đôi trai gái đại quý tộc Lương Phương Châu, Dương Dao Tiên. Truyện có 59 hồi, 1860 câu thơ lục bát viết bằng chữ Nôm, mở đầu thể loại thơ lục bát viết bằng chữ Nôm ở nước ta. Sự thành công của truyện Hoa Tiên đã nâng Nguyễn Huy Tự vào vị trí xứng đáng trong hàng ngũ các nhà thơ cổ điển – danh nhân văn hoá của đất nước.

Thời gian về ở ẩn, Nguyễn Huy Tự cùng với thân sinh là Đình nguyên Thám Hoa Nguyễn Huy Oánh lập nên “Phúc Giang thư viện” - một công trình văn hoá nổi tiếng tại làng quê, là nơi lưu trữ và in ấn hàng vạn bản sách cổ Tứ thư ngũ kinh, các thể loại văn thơ cổ kim cho con cháu học hành và cho văn nhân đến nghiên cứu. Đây vừa là một thư viện cổ còn lưu giữ được cho đến ngày nay, vừa là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước.

Trong hơn 20 năm làm quan, dù “thạo phép dùng binh, giỏi việc án từ”, Nguyễn Huy Tự cũng không để lại dấu ấn gì đậm nét ngoài việc đã thức thời bỏ quan về rồi ra giúp triều Tây Sơn. Nhưng là một nho sĩ ông đã nêu tấm gương rèn luyện để đạt đến học vấn uyên bác “ưu thông số thuật, quốc âm, thanh luật kỹ nghệ gì cũng tinh tuyệt”.

Icon-Zalo Chat Zalo Icon-Messager Chat Messenger Icon-Twitter 0989.885.646 Icon-Youtube Kênh Youtube Icon-Instagram Bản đồ Lên đầu trang