Kỳ Thủ
Tác giả: Stefan Zweig
NXB: Trẻ 2007
Tình trạng: Sách tốt, 116 trang khổ 11.5X17.8
“Cờ vua - đó là trò chơi duy nhất do con người phát minh hoàn toàn thoát khỏi sự thống trị nghiệt ngã của ngẫu nhiên. Ðó là trò chơi duy nhất mà người ta chỉ có thể chiến thắng bằng trí tuệ, hay nói đúng hơn là một dạng trí tuệ đặc biệt nào đó. Phải chăng nó là một khoa học, một nghệ thuật?
Nó xuất phát từ ngàn xưa nhưng lúc nào cũng mới mẻ. Nó bị giới hạn chặt chẽ trong một không gian hình học cố định, thế nhưng các đòn phối hợp của nó thì vô tận. Nó liên tục phát triển nhưng lại vô sinh: đó là một dạng tư duy không dẫn đến kết luận nào, một dạng toán học không xác lập được quy luật nào, một dạng nghệ thuật không để lại tác phẩm nào, một dạng kiến trúc không sử dụng vật liệu nào. Thế mà nó đã chứng tỏ còn tồn tại - theo cách của nó - lâu hơn cả các cổ thư, các tượng đài. Trò chơi độc đáo này thuộc về tất cả mọi dân tộc và tất cả mọi thời đại, do đó mà chẳng ai biết vị chúa nào đã ban nó cho con người để tiêu diệt nỗi nhàm chán, mài dũa tư duy, và giúp tâm hồn khởi sắc. Nó bắt đầu ở đâu? Nó kết thúc ở đâu?
Một đứa bé hỉ mũi chưa sạch cũng học được các luật lệ chơi cờ đầu tiên.
Một kẻ dốt nát cũng có thể chơi và đạt đến, trong giới hạn vuông vức của chiếc bàn cờ, một độ tinh hoa theo nghĩa riêng, miễn là hắn có một năng khiếu đặc biệt. Hắn thậm chí có khả năng đi tới những phát hiện như người ta đã làm trong toán học, trong thi ca, trong âm nhạc… có lẽ chỉ bằng cách đơn giản là liên kết sự vật theo một lối khác.”
Czentovic là một kẻ như vậy.
Czentovic là một kẻ có vấn đề về khả năng trí tuệ, kẻ mà năng khiếu thiên bẩm đi đôi với sự biếng nhát trí tuệ tuyệt đối, một kẻ không có khả năng viết nổi một câu không sót lỗi chính tả dù là bằng tiếng mẹ đẻ, một kẻ mà sự vô văn hóa của hắn bao quát tất cả mọi lĩnh vực.
Czentovic là con một người lái đò Xlavơ được nuôi bởi một cha xứ sau một tai nạn chìm đò. 14 tuổi còn dùng ngón tay để đếm, dù cố gắng lắm nhưng người ta không thể nhét vào đầu đó những kiến thức cơ bản nhất. Một đứa trẻ cô độc, hay nhìn xa vắng, ngồi thẩn thờ và làm việc chăm chỉ, ngoan ngoãn. Vị cha xứ trong một dịp đã phát hiện ra khả năng chơi cờ thiên bẩm của nó. Tài năng của nó được lan truyền đi khắp nơi, nhiều tranh cãi, bàn luận diễn ra, nó dần dà được đào tạo và phát triển vượt bật về khả năng chơi cờ. Tuy nhiên nó chỉ chơi tốt khi được nhìn thấy không gian bàn cờ, cụ thể là 64 ô đen trắng cùng với 32 quân cờ. Hắn hoàn toàn bất lực về khả năng tư duy trừu tượng, bảo hắn chơi một “ván cờ mù” là điều không thể.
Cho đến thời điểm đó, bảng danh sách những kỳ thủ lừng lẫy nhất cũng chỉ thấy bao gồm những nhân vật cực kỳ thông minh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: triết học, toán học… Họ là những người giàu óc tưởng tượng, thường là những nhà sáng tạo, nhà phát minh. Lần đầu tiên, một kẻ lạ đã đột nhập vào thế giới của trí tuệ dưới hình thù một gã khờ cục mịch và bẳn tính, kẻ mà ngay cả những phóng viên khôn khéo nhất cũng không moi nổi một câu nào để lôi lên mặt báo. Hắn là một kẻ cực kỳ thô thiển và ham tiền!
Kỳ thủ - một câu chuyện xuất thần, một bức tranh tương phản đến mức chóa mắt, sự phi thực được dàn dựng khéo đến mức trở nên “có thể”: một gã cục mịch, gần như đần độn, lại thống lãnh thế giới của những người trí thức. Một gã trí thức đạt đến những khả năng siêu phàm chỉ thuần túy do… nghịch cảnh.
Gã trí thức đó nắm trong tay rất nhiều tài khoản của những người có địa vị trong xã hội. Gã bị Đức quốc xã giam cầm hòng moi thông tin từ miệng gã những con số ngân hàng.
Trong các trại giam của Đức quốc xã có 2 loại trại giam: trại lao động và trại chết. Gã và một số người nằm trong trường hợp đặc biệt, không bị tra tấn bằng bạo lực, không phải lao động, được ở khách sạn, một mình trong căn phòng rộng lớn và đuợc cách ly, đó là nhà tù, kiểu tra tấn đặc biệt của Đức quốc xã. Căn phòng giam giữ phạm nhân được tách biệt, ngoài một số vật dụng cá nhân cần phải có cho một phạm nhân, mọi thứ còn lại là 4 bức tường lạnh lẽo. Kiểu tra tấn tâm lý này không nhiều người chịu nổi và gã là một trong số ít người đó.
Trong một dịp bị dẫn đi thẩm tra, gã “chôm” được một quyển sách ghi lại các ván cờ nổi tiếng nhất trong lịch sử. Trong một nơi giam cầm mà thú vui để giải trí là con số không thì có cái gì đó để đọc là một niềm vui lớn. Lúc đầu gã hơi thất vọng khi biết đó là quyển sách dạy đánh cờ, nhưng có cái gì đó để đọc còn đỡ hơn phải nhìn 4 bức tường dễ phát điên kia. Gã miệt mài đọc, đóng tất cả các vai của người chơi cờ, chơi những ván cờ thực tế rồi đến đỉnh cao là chơi cờ trong tưởng tượng. Trong đầu gã là chập chờn những ô cờ trắng đen và cách dàn trận…
…
Rồi… gã được tự do.
Và hai con người đó đối mặt nhau trong một cuộc đọ sức trí tuệ - tâm lý hồi hộp và khốc liệt ở trên một con tàu bồng bềnh giữa đại dương...!