Hết hàng
Giá: 40.000₫
  • Nhà sản xuất: Chưa cập nhật
  • Mã sản phẩm: PG0213
  • Tình trạng: Sách này hết

Vấn Đề Cơ Bản Của Triết Học Phật Giáo

Tác giả: Thích Tâm Thiện
NXB: Thành Phố Hồ Chí Minh 2000
Tình trạng: Sách tốt, 340 trang khổ 13X19

 

Triết học Phật giáo là gì? Đó là một câu hỏi lớn của những ai quan tâm đến Phật giáo như một tôn giáo vì hạnh phúc và lợi ích của con người. Triết lý ấy không phải là con đường của tri thức nhằm tìm kiếm cái nguyên nhân đầu tiên hay cái chết cuối cùng của vạn hữu trong vũ trụ vô biên này. Nó cũng không  phải là một bản sao chép những ý niệm được mặc khải một cách thần bí bởi Thượng đế, bởi Brahman hay một đấng tạo hóa, siêu nhiên nào và rao giảng bởi những kẻ được độc quyền rao giảng. Nó lại càng không phải là những bản thánh kinh đầy bí ẩn chỉ dùng để cắt nghĩa hay biện minh về những vấn nạn siêu hình.

Nhưng trước hết, triết lý ấy chính là “ngón tay chỉ mặt trăng”, một thành ngữ nổi tiếng được dùng để thí dụ cho những giáo huấn của Đức Phật một cách chính xác đến độ phi thường. Vì lẽ ngón tay và mặt trăng được biểu thị như là chân lý công ước và chân lý tuyệt đối, nó là hai mặt của một thực tại.

Trên bình diện kết cấu văn pháp, “ngón tay” -  tức giáo huấn của Phật được dùng như một chủ từ, và “mặt trăng” hay chân lý cứu cánh được dùng như một túc từ, và “chỉ” là động từ diễn tả hành động của chủ từ (ngón tay). Như thế, ngón tay không thể dùng để chỉ hay diễn đạt về ngón tay chính nó, mà được dùng để chỉ đến một đối tượng khác nó, ở đây là “mặt trăng”. Và nữa, ngón tay không thể mô tả hay diễn đạt chính xác về mặt trăng, mà chỉ đóng vai của sự chỉ dẫn, hướng tầm nhìn về mặt trăng. Từ sự phân tích này, ta thấy rõ rằng ngón tay không phải là mặt trăng; chức năng của ngón tay là dùng để chỉ mặt trăng. Mặt trăng dầu không thể được mô tả hay diễn đạt bởi ngón tay; nhưng không vì vậy mà mặt trăng không hiện hữu; và cuối cùng mặt trăng dầu có thực, nhưng nếu nó không được chỉ bởi ngón tay, thì mặt trăng không được biết đến. Đây là những nhận thức cơ bản để đi vào nghiên cứu triết học Phật giáo.

Xe bị sa vào lầy; nguyên nhân vì sao xe bị sa vào lầy; chiếc xe đã chạy thong dong (sau khi) đã gạt đi những lớp bùn lầy đang bám chặt vào bánh xe . Đó là cơ cấu tinh thần của tập sách này.

Mùa thu năm 1997

Khải Thiên

Icon-Zalo Chat Zalo Icon-Messager Chat Messenger Icon-Twitter 0989.885.646 Icon-Youtube Kênh Youtube Icon-Instagram Bản đồ Lên đầu trang