Hết hàng
Giá: 60.000₫
  • Nhà sản xuất: Chưa cập nhật
  • Mã sản phẩm: KB2454
  • Tình trạng: Sách này hết

Tôi Phải Chiếm Tình Yêu Của Anh

Tác giả: Asadi Sirega
NXB: Tác Phẩm Mới 1985
Tình trạng: sách tốt, gáy bồi, bên trong đọc tốt

 

Asadi Seregar, tác giả cuốn tiểu thuyết Tôi phải chiếm tình yêu của anh, là một trong những cây bút văn xuôi nổi tiếng nhất của Indonesia hiện nay. Chủ đề chính trong hầu hết các truyện của ông là cuộc sống của tầng lớp thanh niên, sinh viên Indonesia đương thời.

Đánh giá vai trò của nhà văn này, tờ “Xinar Hanapan” (“Tia hi vọng”) đã gọi ông là người khởi xướng cho nền tiểu thuyết mới của Indonesia, cùng với một nhà văn tên tuổi khác là T. Marga. Cả hai ông đều có nhiều môn đệ. Tờ báo còn nhận định thêm rằng, Asadi Seregar thậm chí còn già dặn hơn cả T. Marga và nhiều người khác.

Câu chuyện mà tác giả kể trong cuốn sách này thực sự là một tấn bi kịch, là bức tranh nhiều màu sắc minh họa cho đời sống của đất nước Indonesia ngày nay với tất cả những mâu thuẫn, xung đột, những vấn đề xã hội gay gắt của nó, với nỗi bế tắc tuyệt vọng của những người dân Indonesia bình thường, trung thực, với những tội ác của các thế lực giàu có và uy quyền, với sinh hoạt của tầng lớp thanh niên, sinh viên đa dạng, phức tạp như cả xã hội Indonesia vậy.

Trong tác phẩm của mình, tác giả đặt ra một cách nghiêm túc vấn đề đạo đức - thẩm mĩ, vấn đề lập trường đạo đức của con người khi va chạm với ảnh hưởng của lối sống hiện đại phương Tây với tất cả những biểu hiện xấu xa nhất của nó. ở đây tác giả tỏ ra không khoan nhượng khi phê phán những kẻ thả mình buông theo lối sống đó, để rồi cuối cùng trở thành nạn nhân của nó, đồng thời gây tác hại cho cả những người xung quanh. Ông lên án gay gắt lối sống của lớp thanh niên “vàng” thành phố, những kẻ hủy hoại tuổi thanh xuân, lao theo lối sống trác táng, nghiện ngập, sa đọa. Ông phê phán những “lãnh tụ” sinh viên lợi dụng quyền thế để bắt nạt, ức hiếp các sinh viên mới, vạch trần những tên tư bản giàu có không từ một thủ đoạn đê hèn nào, cốt sao đạt được mục đích cá nhân, như bố của Iravati, tổng giám đốc một hãng buôn lớn, như Giôhan, một nhân vật trong truyện. Đối lập với những con người đại diện cho cái “ác” ấy là những con người trung thực, tốt bụng, như Tôđi (nhân vật chính) và Viđuri, cô bạn gái cùng trường với anh, là những người luôn khao khát vươn tới sự trong sạch trong đạo đức, sự bình đẳng trong xã hội. Rộng hơn nữa, tác giả muốn đối lập ảnh hưởng của lối sống phương Tây với nếp sống truyền thống lành mạnh của dân tộc. Và, sự bất công cùng với những tệ nạn xã hội không chỉ bó hẹp ở thành phố mà còn lan đến tận các vùng nông thôn ở Indonesia hiện nay.

Về nghệ thuật, cách viết của tác giả ngắn gọn, xúc tích. Hành động rất nhiều và luôn luôn diễn biến. Các đối thoại thì cô đọng, nhưng vẫn thể hiện rõ tính cách các nhân vật. Ngoài ra, tác giả không bị sa đà vào các chi tiết tự nhiên chủ nghĩa là cái vốn đầy rẫy trong các tác phẩm dịch văn học phương Tây đang tràn ngập thị trường Indonesia hiện nay.

Giới thiệu cuốn tiểu thuyết này, không những chúng tôi muốn các nhà văn chúng ta và đông đảo bạn đọc trong cả nước làm quen với nền văn học Indonesia hiện đại, mà còn giúp mọi người hiểu biết thêm về xã hội Indonesia nói chung, về sinh hoạt của tầng lớp thanh niên và sinh viên Indonesia.

Icon-Zalo Chat Zalo Icon-Messager Chat Messenger Icon-Twitter 0989.885.646 Icon-Youtube Kênh Youtube Icon-Instagram Bản đồ Lên đầu trang