Tôi Đi Đây (Giải Goncourt 1999)
Tác giả: Jean Echenoz
NXB: Hội Nhà Văn 2002
Tình trạng: Sách tốt, 218 trang khổ 13X19. In 600 quyển
* Tiểu sử:
Jean Echenoz sinh năm 1947 tại Orange. Ông từng theo học hóa học hữu cơ ở Lille, tác phẩm đầu tay là Kinh tuyến Greenwich (1979). Đến nay ông đã xuất bản hơn 10 cuốn tiểu thuyết và nhận được khoảng mười giải thưởng văn học, trong đó đáng chú ý là giải Medici năm 1983 cho tác phẩm "Cherokee" và giải Goncourt năm 1999 cho tiểu thuyết "Je m'en vais" (Tôi đi đây). Hiện ông sống ở Paris
* Tác phẩm:
- Le Méridien de Greenwich, Minuit, 1979
- Cherokee, Minuit, 1983
- L'Équipée malaise, Minuit, 1986
- Lac, Minuit, 1989
- Nous Trois, Minuit, 1992
- Les Grandes Blondes, Minuit, 1995
- Un an, Minuit, 1997
- Je m'en vais, Minuit, 1999
- Jérôme Lindon, Minuit, 2001
- Au piano, Minuit, 2003
- Ravel, Minuit, 2006
- Courir, Minuit, 2008
- Des éclairs, Minuit, 2010
“Tôi đi đây”, tiểu thuyết của nhà văn Pháp Jean Echenoz, nhà xuất bản Minuit ấn hành, đoạt giải Goncourt năm 1999.
Jean Echenoz sinh năm 1947, tại Orange, tác phẩm đầu tay là Kinh tuyến Greenwich (1979), l’Equipée malaise (1986), L’Occupation des Sols (1988), Lac (1989), Nous Trois (1992), Les Grandes Blondes (1995), Un An (1997)
“Tôi đi đây” là tiểu thuyết thứ chín của Jean Echenoz. Félix Ferrer, một người làm nghề buôn bán các tác phẩm nghệ thuật, đang làm ăn phát đạt, bỗng đột nhiên từ bỏ cả cơ nghiệp mà mình đang có, bạn bè, gia đình, quyết định làm một chuyến du ngoạn lên Bắc Cực với hy vọng kiếm tìm trong chiếc tàu đắm Nechilik những món đồ cổ đắt giá đang nằm trong lớp băng biển Bắc…
“Tôi đi đây” là sự kết hợp của nhiều thể loại tiểu thuyết: hình sự với những pha giết người, bắt cóc; kinh dị với xác chết hồi sinh; phiêu lưu với chuyến hành trình ký quái lên Bắc cực; và thể loại tiểu thuyết tâm lý với những kẻ luôn trốn chạy khỏi gia đình, công việc…
“Tôi đi đây” là lời chào từ biệt của một thế kỷ không có khả năng nhận biết nó đang đi về đâu và thậm chí còn quên hỏi mình đi đâu. Đây là một cuốn tiểu thuyết hiện thực phản ánh chúng ta đang mất khả năng nhìn nhận thực tế như thế nào và cuộc sống tuột khỏi chúng ta ra sao,,, (Pierre Lepape-Le monde) để dẫn tới một kết luận rằng con người không thể nào trở nên nghiêm túc được khi lao vào thói tự do quá trớn.