Tổ Chức Công Việc Theo Khoa Học
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
Nhà xuất bản: Nxb Văn hóa Thông tin 2003
Tình trạng: Sách tốt nguyên vẹn
Hiện nay, sau bao cuộc biến thiên, tình hình so với những năm trước, khác rất xa. Để xúc tiến công cuộc kiến thiết và giảm được phần nào sự đóng góp của quốc dân, chính phủ cần cải tổ các công sở, các cơ quan cho được nhiều hiệu năng; cho nên môn "Tổ chức công việc" đã được đem dạy ở vài trường Đại học và hình như đã được áp dụng trong một vài phòng giấy. Để qua được bước khó khăn lúc này mà cạnh tranh nổi với đồ ngoại hoá, các nhà doanh nghiệp cũng cần phải sửa đổi cách làm ăn, không trông cậy ở sự đầu cơ nữa mà chỉ trông cậy ở tài năng của mình. Vì những lẽ đó, môn tổ chức thành một môn học khẩn thiết cho gần đủ các giới.
Tổ chức công việc theo khoa học là một môn dạy ta tìm kiếm những phương pháp chính xác hợp với khoa học để làm một công việc nào đó, nhỏ hoặc lớn, một cách mau chóng nhất, mà không mệt, để được lợi cho mọi người. Môn học đó, các nước Âu, Mỹ đã áp dụng từ lâu, nhất là Mỹ. Sức sản xuất của nước ta thấp nhất hoàn cầu, cho nên ta phải áp dụng nó ngay vào hết thảy các ngành hoạt động mới mong công việc kiến thiết quốc gia mau có kết quả được.
Ta thường phàn nàn đời như bóng câu qua cửa, mà công việc thì bề bộn, đến nỗi có người phải than thở: "kiếp trần thong thả một ngày là tiên". Vậy sao không áp dụng phương pháp đó, làm mọi việc cho chóng xong (chóng xong chứ không phải là cẩu thả) để hưởng thụ thanh thản, thú tiên trong cõi tục?
Mục Lục:
Lời nhà xuất bản
Tựa lần xuất bản thứ nhất
Tựa lần tái bản
Phần 1: Khái luận
Chương 1: Định nghĩa và mục đích
Chương 2: Lịch trình của khoa học tổ chức công việc theo khoa học
Chương 3: Phương pháp khoa học.
Phần 2: Học thuyết Fayol và thực hành
Chương 1: Tổ chức một xí nghiệp
Chương 2: Năm chức vụ của người quản lý
Chương 3: Cách phân loại tài liệu phù hiệu
Chương 4: Những cách so sánh thống kê biểu và đồ biểu.
Phần 3: Học thuyết Taylor và thực hành
Chương 1: Tân thức hoá
Chương 2: Phân công
Chương 3: Nhất luật hoá mẫu mực
Chương 4: Hợp lý hoá phương pháp làm việc
Chương 5: Hợp lý hoá phương pháp làm việc (nối)
Chương 6: Chuẩn bị công việc
Chương 7: Phối trí công việc
Chương 8: Kiểm soát công việc
Chương 9: Dự trữ
Chương 10: Giá vốn
Chương 11: Tiến công thợ.
Phần 4: Những điều kiện thuận tiện để làm việc
Chương 1: Tâm lý thực hành
Chương 2: Lựa người làm
Chương 3: Phương pháp dạy nghề
Chương 4: Nghệ thuật chỉ huy
Chương 5: Ban xã hội ban y tế ban an ninh
Chương 6: Những hoàn cảnh thuận tiện để làm việc.