Sống Mà Nhớ Lấy ( Tiểu Thuyết, Giải Thưởng Quốc Gia Liên Xô Năm 1977 )
Tác giả: Valentin Raxputin
Dịch giả: Thái Hà
NXB: Tác phẩm mới & Hội Nhà văn VN 1985, 312 trang, khổ 13x19cm..
Sách tốt, gáy dán băng dính vàng. Ruột tốt. Truyện hay , nên đọc !
Trong văn học Nga - Xô Viết, Valentin Rasputin được xếp vào số những tác giả có nhiều người đọc nhất. Các tác phẩm của ông không những được tái bản rất nhiều lần ở trong nước với số lượng cao, mà còn được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới.
Sống mà nhớ lấy là tác phẩm viết về chiến tranh, song khác với nhiều tác phẩm chiến tranh khác, trong truyện vừa này tuyệt nhiên không có tiếng súng chiến trận, hay bóng dáng kẻ thù chiến tranh hiểu theo nghĩa thông thường của những từ này. Nói đúng hơn, đây là câu chuyện bi kịch về quá trình hình thành tâm lý phức tạp của một kẻ phản bội và người vợ đáng thương của y.
Bài học đau xót mà tác giả muốn nhắc nhở con người hãy sống mà nhớ lấy ở đây là: Sự hèn nhát, thói cá nhân ích kỷ, vốn không phải bản chất bẩm sinh của con người nói chung, song giống như một thứ "vi khuẩn", nó lại có sẵn trong một số người.
Nếu không gặp hoàn cảnh, có thể những "vi khuẩn" ấy không gây được tác hại, nhưng nếu gặp hoàn cảnh thuận lợi, chúng có thể sinh sôi, nẩy nở và nếu không kịp thời ngăn chặn, có thể trở nên có sức tàn phá khủng khiếp không chỉ đối với kẻ mang nó trong người, mà còn đối với cả những người xung quanh.
Sống mà nhớ lấy phải chăng cũng là lời cảnh tỉnh cho tất cả những người sống nói chung?
Đối với đông đảo độc giả nước ta, tác phẩm của Raxputin đến hơi muộn mằn. Cuốn "Hãy sống và nhớ lấy" - ông viết năm 1974, được tặng giải thưởng Quốc gia Liên Xô - do Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới ấn hành mới đây, là tác phẩm duy nhất của ông được dịch ra tiếng Việt. Thực ra, ở Liên Xô, Raxputin nổi tiếng từ năm ông tròn ba mươi tuổi, khi truyện vừa "Tiền cho Maria" ra mắt bạn đọc (1967), mặc dù trước đó ông đã có mấy tập truyện ngắn có giá trị. Ba năm sau, truyện vừa "Thời hạn cuối cùng" ra đời, đưa ông vào số những nhà văn được đọc nhiều nhất ở quê hương ông. Đến truyện vừa "Hãy sống và nhớ lấy" (1974) rồi "Chia tay với Matiôra" (1976) thì, không còn nghi ngờ gì nữa, - như nhận xét của nhà phê bình Xô viết Iuri Xeleznev - Raxputin đã trở thành "một trong những sự kiện gây ấn tượng mạnh mẽ nhất của văn học Xô viết và thế giới"