Hết hàng
Giá: 60.000₫
  • Nhà sản xuất: Chưa cập nhật
  • Mã sản phẩm: KB4467
  • Tình trạng: Sách này hết

Ông Già Bến Ngự (Hồi Ký)

Tác giả: Phan Bội Châu
NXB: Thuận Hoá 1987
Tình trạng: Sách còn nguyên vẹn

 

Chí sĩ, danh sĩ Phan Bội Châu (潘 佩 珠), tên thật là Phan Văn San (潘 文 珊) sau đổi tên là Bội Châu, hiệu Sào Nam (巢 南) và nhiều biệt hiệu khác như Hải Thu, Thị Hán (是 漢), Độc Tĩnh Tử, Hãn Mạn Tử... sinh ngày 26-12-1867 (1-12 Đinh Mão), quê ở làng Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Thân phụ ông là Phan Văn Phổ và mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Từ nhỏ ông nổi tiếng thông minh; năm 1900 đỗ Giải Nguyên trường thi Nghệ An, nhiệt tình yêu nước. Từ năm 17 tuổi đã hưởng ứng phong trào Cần vương, ông đã viết bài hịch Bình Tây Thu Bắc. Năm 19 tuổi, ông cùng bạn là Trần Văn Lương thành lập đội “Sĩ tử Cần vương” ở quê nhà.

Từ sau khi đỗ Giải nguyên, ông càng dốc tâm trí lo việc cứu nước, kết giao với chí sĩ khắp nơi như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, .... Năm 1904, vận động thành lập hội Duy tân, năm sau cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc, rồi Nhật Bản để gây dựng phong trào Đông du. Năm 1908, bị trục xuất khỏi Nhật, ông trở lại Trung Quốc, rồi sang Thái Lan xây dựng căn cứ hoạt động ở nước ngoài.

Sau cách mạng Tân Hợi (1911), ông trở lại Trung Quốc thành lập “Hội Việt Nam Quang Phục” và Hội “Chấn Hoa Hưng Á”. Cũng trong năm 1911, ông bị Long Tế Quang bắt giam ở Quảng Châu. Sau khi ra tù, ông càng tích cực hoạt động. Năm 1922 cải tổ Hội Việt Nam Quang Phục thành Đảng Việt Nam Quốc dân.

Lều tranh, nơi ở của Ông già Bến Ngự        Ảnh: internet

Đến năm 1926, ông bị tay sai Pháp bắt tại Thượng Hải, giải về nước định thủ tiêu kín, nhưng việc bại lộ phải đưa ra xử trước Hội đồng đề hình, kết án khổ sai chung thân. Nhân dân toàn quốc đấu tranh đòi ân xá cho ông. Toàn quyền Varenne buộc lòng ra lệnh ân xá nhưng phải an trí (quản thúc) tại Huế (Bến Ngự). Từ đó, ông không còn hoạt động chính trị gì được nữa, chỉ còn niềm an ủi được nhân dân vẫn hướng lòng tôn kính với biệt danh “Ông già Bến Ngự”.

Trong đời ông, có một sai lầm đáng tiếc là viết bản thư nêu chính kiến “Pháp Việt đề huề” mà chính ông cũng tỏ ra ân hận. Khoảng năm 1924, ông cũng từng tiếp xúc với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) và định hướng theo đường xã hội chủ nghĩa, nhưng chưa kịp thi hành thì đã bị tay sai Pháp bắt cóc.

Ngày 29-10-1940 ông mất tại lều tranh Bến Ngự, Huế, thọ 73 tuổi.

 

Icon-Zalo Chat Zalo Icon-Messager Chat Messenger Icon-Twitter 0989.885.646 Icon-Youtube Kênh Youtube Icon-Instagram Bản đồ Lên đầu trang