Nguyễn Khắc Viện - Chân Dung Và Kỷ Niệm
Tác giả:
Nxb Khoa học xã hội 2007
Tình trạng: Sách tốt, 363 trang khổ 14.5X20.5
Nguyễn Khắc Viện - Chân Dung và Kỷ Niệm:
"Sinh thời, khi gặp bạn bè, người thân, anh Viện thường đùa rằng: "có ý kiến gì hay điếu văn điếu vẽ thế nào khi mình mất thì nên nói ngay bây giờ, mình còn sống còn được biết, hay thì phát huy, dở thì kịp thời sửa chữa, chứ chết rồi, ông nói sao, mình nào nghe được!.
Một số bạn đã làm thật, nên khi anh còn sống đã rải rác có một số bài về anh. Từ khi anh Viện ra đi thì ngay những ngày đầu đã có nhiều bài bày tỏ ý nghĩ và tình cảm của tác giả với anh rất chân tình, thật cảm động. Có vị chưa hề biết mặt anh, chưa quen, chưa gpặ lần nào cũng đến viếng, ghi cảm tưởng hoặc viết bài lên báo.
Nhiều người gọi ông là bác sĩ vì ông tốt nghiệp xuất sắc trường Đại học Y khoa năm 1941. Viện Hàn lâm khoa học Pháp trong một bài văn bản ghi chức danh ông là nhà thơ, nhà sử học vì dịch Truyện Kiều ra tiếng Pháp với cả tâm hồn thi sĩ, vì ông viết nhiều bài về lịch sử Việt Nam bằng tiếng Pháp. Một số người gọi ông là nhà báo vì ông viết nhiều bài giàu chất triết lý đăng trên nhiều báo trong và ngoài nước. Ở một số cơ quan y tế, giáo dục, người ta gọi ông là nhà tâm lý nghiên cứu tâm lý trẻ em. Nhà sử học Đào Duy Anh sau khi đọc một loạt bài nghiên cứu của ông gọi ông là học giả. Một số Việt kiều hiểu thấu đời ông gọi ông là sĩ phu hiện đại. Ai cũng có lý, tôi xin gọi ông bằng cái chức danh: nhà văn hoá" (Trường Giang).
"Là người hoạt động trong nhiều lĩnh vực, mọi người có thể biết và nghĩ về ông một cách khác nhau. Đó là người cha đẻ của bộ dưỡng sinh Việt Nam, nhà nghiên cứu tâm lý trẻ em, nhà báo, nhà nghiên cứu chính trị, nhà tuyên truyền đối ngoại, nhà văn, nhà làm phim khoa học, học giả đáng kính của thế giới thứ ba" (Vĩnh Xương).