Hết hàng
Giá: 70.000₫
  • Nhà sản xuất: Chưa cập nhật
  • Mã sản phẩm: KB1924
  • Tình trạng: Sách này hết

Người Đàn Bà Trong Cồn Cát

Tác giả: Kôbô Abê
Dịch: Nguyễn Tuấn Khanh
NXB: Văn Học 1989
Tình trạng: Sách tốt, nguyên vẹn gáy bìa

 

“Người đàn bà trong cồn cát” được xuất bản vào năm 1961 và đem về cho tác giả Kobo Abe (1924-1993) giải văn chương danh giá Yomiuri của Nhật, đã đưa tên tuổi của Abe lên hàng quốc tế sau khi bản dịch Anh ngữ được phát hành. Ông là tác giả Nhật được dịch ra tiếng ngoại quốc nhiều nhất. Một cuốn phim cùng tên, do chính tác giả viết truyện phim và Hiroshi Teshigahara (1927-2001) đạo diễn, được trình chiếu vào năm 1964, cũng đã đoạt giải Special Jury Prize tại Cannes Film Festival, 1964. Năm sau, cuốn phim đã được đề cử, nhưng không trúng, giải Oscar cho Best Foreign Language Film Oscar, và giải Oscar cho Best Director.


Đó là câu chuyện về một anh giáo viên vô danh tiểu tốt ở Tokyo, tên Niki Jumpei, và là một tay sưu tập côn trùng tài tử. Tuy nhiên, anh ta cũng có một tham vọng, đó là có thể tìm được một con côn trùng nào mà chưa ai kiếm ra, để tên anh sẽ được gắn liền với con côn trùng đó và được đi vào bách khoa tự điển. Ước vọng này đã đưa anh đến một làng ven biển vào một dịp nghỉ. Mải mê tìm côn trùng, anh không để ý là đã lỡ chuyến xe buýt cuối cùng về thành phố. Khi ngỏ ý với ba người đàn ông anh gặp trên đụn cát là liệu anh có thể nghỉ qua đêm tại nhà một dân làng nào đó để sáng mai tiếp tục đi kiếm côn trùng, họ liền tỏ ra sẵn sàng giúp và đưa anh ta tới một căn nhà xiêu vẹo ở duới sâu trong lòng một cái hố cát, phải leo xuống bằng thang giây. Tại căn nhà đó, một người đàn bà còn trẻ đã đón tiếp và cơm nước cho anh. Niki không ngờ đấy là một cái bẫy mà định mệnh đã dành cho anh.


Nguyên ngôi làng này bị nạn bão cát đe dọa chôn vùi. Ngôi nhà của người đàn bà ở bìa làng sát biển, như một thứ tiền đồn, cần phải giữ cho đừng bị cát chôn vùi, vì nếu một khi cát chôn căn nhà đó thì sẽ tiến tới căn nhà kế và rồi dần dà cả làng sẽ bị xóa sổ. Xúc cát là công việc hàng đêm - phải làm ban đêm vì lúc đó cát ẩm, dễ xúc vào xô, để người ta tới kéo những xô cát này lên và đem đi bán. Ngoài sứ mệnh bảo vệ làng, qua tinh thần "Yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình”, châm ngôn của làng, người đàn bà được trả công bằng thực phẩm, nước và những thứ cần thiết khác. Từ ngày chồng và con của chị ta bị bão cát chôn sống một năm về trước, chị làm việc xúc cát một mình không xuể. Và người ta đã lừa bắt cóc Niki để điền vào chỗ nhân sự thiếu hụt đó.


Khi biết ra, Niki đã tìm mọi cách để thoát. Thoạt đầu anh ta trói người đàn bà lại làm áp lực dân làng. Đáp lại, dân làng ngưng cung cấp nước và thực phẩm cho hai người. Niki đành làm cái việc xúc cát trong khi âm mưu tìm cách trốn. Một lần anh ta đã leo lên được trên miệng hố và tìm cách thoát khỏi ngôi làng, nhưng bị bắt lại và buộc phải tiếp tục cái việc xúc cát ban đêm để rồi ban ngày cát khô bị gió thổi tiếp tục đe dọa ngôi nhà của người đàn bà, như nhân vật Sisyphe trong huyền thoại Hy Lạp bị buộc làm cái việc vô tận: đẩy một hòn đá lên đồi, chờ nó lăn xuống chân đồi, rồi lại đẩy lên, cứ thế, không được ngừng.


Dù vậy, Niki cũng vẫn chưa bỏ cuộc. Biết rằng nước là vũ khí dân làng dùng để khuất phục anh, nếu anh không chịu ngoan ngoãn làm theo ý họ, họ sẽ cúp nước, Niki tìm cách triết nước từ cát ẩm. Cũng trong thời gian âm thầm nghiên cứu việc này, Niki và người đàn bà, như lửa gần rơm lâu ngày phải bén, trở nên gần gũi hơn, sống với nhau như vợ chồng. Khi người đàn bà mang bầu và khám phá ra là đã mang thai ngoài dạ con, dân làng phải thòng cái thang giây xuống để kéo chị ta lên đưa đi nhà thương cấp cứu. Niki ở lại cái hố. Anh ta đã không tin ở mắt mình khi thấy dân làng sau khi đưa ngưòi đàn bà đi nhà thương đã không rút cái thang lên. Anh mon men lại bên cái thang, rồi leo lên mà không gặp một trở ngại nào. Lần đầu từ khi bị bắt cóc bỏ xuống hố cát, anh ta nhìn thấy biển. Niki đi lang thang trên miệng hố, rồi lại leo trở xuống hố cát. Anh xem xét công trình triết nước và thấy nước uống được giữ lại trong thùng chứa, như vậy dự án triết và trữ nước của anh đã thành công. Anh ta không cảm thấy có nhu cầu phải thoát thân ngay. Anh nghĩ anh sẽ ở lại để cho dân làng biết về việc này.


Cuốn truyện kết thúc bằng một án lệnh của tòa tuyên bố người đàn ông đã chết sau bảy năm có tên trên danh sách người bị mất tích, để lại cho người đọc một câu hỏi “tại sao Niki chọn ở lại” to lớn, và những nhà nghiên cứu về tác giả và tác phẩm mặc sức lý giải tại sao!

 

Icon-Zalo Chat Zalo Icon-Messager Chat Messenger Icon-Twitter 0989.885.646 Icon-Youtube Kênh Youtube Icon-Instagram Bản đồ Lên đầu trang