Mưu Kế Và Xử Thế 36 Kế
Tác giả: Mã Sâm Lượng
NXB: Lao Động 1996
Tình trạng: Sách đọc tốt, bìa mất góc như hình, bên trong 26 trang đầu có vệt mối cạnh trên không ảnh hưởng chữ, 384 trang, khổ 13X19. Sách chỉ in 500 quyển
"Giấu trời qua biển, tức là nói theo ý câu tục ngữ “qua được biển ắt là thần tiên”. Trong hoàn cảnh bị nguời khác khống chế hoặc đang ở thế không có lợi muốn giành chủ động, chuyển bại thành thắng, rất dễ nảy sinh ý nghĩ “giấu trời qua biển”. Bởi vì kế này nằm ở chỗ lợi dụng sự lơ là nhất thời của đối phương, mà không nhất định trực tiếp nguy hại hoặc uy hiếp đối phương, lại dễ áp dụng, dễ đạt hiệu quả.
“Giấu trời qua biển” Khác với biệt tài lấy trộm chuông”. “Bịt tai lấy trộm chuông” là muốn lừa người khác, nhưng lại biến khéo léo thành vụng về, thành ra lại lừa ngay chính mình, “giấu trời qua biển” là một kế hoạch hoàn thiện nhất, có mục đích nhất định, làm ngu muội người khác ngay trong tầm tay mình.
Kết quả của hai việc tuy không giống nhau, song đều xuất phát từ nghệ thuật lừa dối, lừa được người tức là “qua được biển là thần tiên”. Không lừa được thì như “rùa lọt vào chum”. Sự khác nhau giữa thông minh, ngu đần, chẳng qua chỉ cách nhau một sợi tóc.
Hãy nói về Tần Cối, là người thi hành chính sách đầu hàng của Tống Cao Tông, láy kinh bài để mật triệu Nhạc Phi về, hòng trừ khử viên tướng chủ chiến dịch liệt nhất này đi, đó là thủ pháp “giấu trời qua biển”, thế nhưng sự việc không kín đáo, gây nên sự công phẫn, đến khi Hàn Thế Trung hỏi thẳng trưcớ mặt rằng. Nhạc Phi có tội gì? Tần Cối lại nói: “Có thể có đấy”. Hàn Thế Trung mới vạch trần sự việc, hét lớn” Có thể có đấy”. Sao phục được thiên hạ? Vì câu nói đó, Tần Cối đã không “giấu trời” nỗi. Mấy từ “Có thể có đấy” bỗng thành chứng cứ của tên “bịt tai lấy trộm chuông”. Cho dù có dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích, thế nhưng thời bấy giờ và ngay cả sau này cũng vẫn bị ngưòi đời chửi là hồ Hán gian, đến ngay con cháu các đời sau của hắn cũng còn nói: “Trên đời từ nay vắng tên Cối, đứng trước mả ta xấu hổ vì mang họ Tần”.
Cho nên khi áp dụng kế này, nhất định phải quan sát rõ, cân nhắc cho chu đáo, làm cho mau lẹ, kín đáo, nếu không biến khéo léo thành vụng về, hối không kịp…”
Mục lục:
Kế 1: Giấu trời qua biển
Kế 2: Một tên hai đích
Kế 3: Mượn dao giết người
Kế 4: Lấy kẻ nghỉ ngơi đánh người mệt mỏi
Kế 5: Mượn lửa cướp của
Kế 6: Giương đông kích tây
Kế 7: Từ không thành có
Kế 8: Ngầm vượt bến trần thương
Kế 9: Chỉ chó mắng mèo
Kế 10: Mượn xác hoàn hồn
Kế 11: Thuận tay dắt bò
Kế 12: Biết rõ cố làm ngơ
Kế 13: Điệu hổ ly sơn
Kế 14: Muốn bắt thì hãy thả
Kế 15: Rút củi dáy nồi
Kế 16: Đi trước một bước
Kế 17: Động cỏ làm rắn sợ
Kế 18: Rơi xuống giếng còn ném đá
Kế 19: Phô trương thanh thế
Kế 20: Khách biến thành chủ
Kế 21: Ve sầu lột xác
Kế 22: Bỏ thay gieo vạ
Kế 23: Giết gà răn khỉ
Kế 24: Trộm rồng thay phượng
Kế 25: Bắt giặc phải bắt tướng
Kế 16: Đóng vai lợn ăn thịt hổ
Kế 27: Qua cầu rút ván
Ké 28: Mận chết thay đào
Kế 29: Bỏ cục đất cất thỏi vàng
Kế 30: Mỹ nhân kế
Kế 31: Kế kích tướng
Kế 32: Không thành kế
Kế 33: Kế phản gián
Kế 34: Khổ nhục kế
Kế 35: Liên hoàn kế
Kế 36: Kế chuồn.