Cuốn sách “Mối quan hệ 101” là 1 trong 8 cuốn trong bộ sách “Những điều nhà lãnh đạo cần biết”. Trong cuốn sách này, tiến sĩ John Maxwell đưa ra các nguyên lý đã được kiểm chứng qua thời gian về việc phát triển các mối quan hệ lành mạnh với người khác – cả trong và ngoài tổ chức của bạn.
Ông chỉ ra những rào cản trong các mối quan hệ, nhấn mạnh các nhu cầu chung giữa con người với nhau, và mô tả các cách kết nối với người khác ở nhiều cấp độ khác nhau. Tất nhiên, ông cũng chỉ ra sự tác động của các mối quan hệ lên việc lãnh đạo. Trên hết, ông giải thích cách các mối quan hệ giúp ta đạt đến tiềm năng trọn vẹn nhất của bản thân.
Một số trích dẫn hay từ cuốn sách:
“Với các mối quan hệ, mọi thứ bắt đầu từ sự tôn trọng, bằng sự khao khát coi trọng giá trị người khác”
“Tin tưởng vào người khác trước cả khi họ chứng tỏ được bản thân chính là mấu chốt để thúc đẩy mọi người đạt đến tiềm năng của họ”.
“Bạn không thể khiến người khác hành động trừ khi đã lay chuyển được họ bằng cảm xúc. Con tim đi trước lý trí”.
Trên đây chỉ là một số trích dẫn nhỏ trong cuốn sách, để tìm hiểu đầy đủ các bí quyết xây dựng và duy trì các mối quan hệ, các bạn hãy tham khảo cuốn sách này ngay nhé.
Thành công trong mọi mặt cuộc sống đến từ thành công trong mối quan hệ với mọi người. Hãy đọc cuốn sách này để không chỉ trở thành một người lãnh đạo tài năng mà bạn còn có thể phát triển hơn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
VỀ BỘ SÁCH 101 NHỮNG ĐIỀU NHÀ LÃNH ĐẠO CẦN BIẾT
Bạn có thấy hình ảnh lãnh đạo của mình trong đây?
1. Bạn chưa gây được ảnh hưởng lớn đến người khác
Bạn chưa biết gây ảnh hưởng cho các members của mình như thế nào cho hiệu quả? Để “mềm nắn rắn buông” vừa đủ sức răn đe nhưng cũng tạo sự thoải mái không oán trách?
2. Đội nhóm của bạn chưa đoàn kết và hướng tới mục tiêu chung
Vẫn còn những tiếng “xì xào”, vẫn còn những tính toán chi ly cho bản thân mình, vẫn còn những công việc được hoàn thành hời hợt! Bạn thực sự mong muốn xóa bỏ điều này.
3. Thái độ của những người làm việc cùng bạn còn sai lệch và tiêu cực
Thái độ tiêu cực dẫn đến những hành vi tiêu cực và được lây lan nhanh chóng đến những mắt xích khác của tổ chức. Điều bạn mong muốn là mọi người đều có thái độ tích cực trong công việc.
4. Các mối quan hệ, cố vấn của bạn còn hời hợt chưa trùng điểm rơi với bạn
Các mối quan hệ của bạn quyết định bạn là ai! Bạn chưa thực sự tìm được cố vấn gạo cội cho chính mình hay những mối quan hệ xung quanh chưa được tận dụng hiệu quả.
5. Bạn chưa gây được ảnh hưởng lớn đến người khác
Việc trau dồi và phát triển bản thân của bạn liệu đã đúng hướng? Liệu bạn đã đạt được những thành tựu theo cách mà năng lực tiềm ẩn của bạn xứng đáng đạt được?
6. Thật khó để tìm kiếm và nuôi dưỡng thế hệ kế cận mà bạn hoàn toàn tin tưởng
Sự tồn vong của tổ chức phụ thuộc vào sức mạnh của thế hệ kế cận. Việc phát triển chính mình đã khó rồi, bạn cảm thấy loay hoay trong việc phát triển đội nhóm kế cận sau này.
SỰ LÃNH ĐẠO CÀNG CAO, HIỆU QUẢ CÀNG LỚN ĐÒI HỎI SỰ TRAU DỒI KHÔNG NGỪNG NGHỈ
Và đây chính là những kiến thức mà bất kỳ ai cũng phải trau dồi một cách hiệu quả nhất!
1. Nâng cao năng lực lãnh đạo bản thân
Để đạt được mức độ hiệu quả cao nhất, bạn phải nâng cao đỉnh cao của khả năng lãnh đạo.
2. Tăng cường kỹ năng team-work
– Khi thách thức tăng, nhu cầu làm việc nhóm sẽ tăng theo”
– Một nhóm mạnh thì mọi thành viên đều đồng lòng
3. Hiểu về thái độ và cách xoay chuyển chúng trong đội nhóm
– Thái độ có khả năng nâng đỡ hoặc đánh đổ cả đội.
– Thái độ xấu lan tỏa nhanh hơn thái độ tốt”
4. Nắm được bản chất của các mối quan hệ và cách tạo lòng tin với mọi người
Bạn không thể khiến người khác hành động trừ khi đã lay chuyển được họ bằng cảm xúc, con tim đi trước lý trí.
5. Tối ưu hóa quá trình tự phát triển bản thân – đánh trúng yếu huyệt
– “Phát triển luôn phải có chủ tâm – không ai trưởng thành một cách ngẫu nhiên”
– “Hãy nắm lấy những lợi ích tích cực từ những trải nghiệm tiêu cực”
6. Trao quyền đúng người, truyền kinh nghiệm đúng chỗ
– “Phương pháp đầu tiên để xác định tài cai trị của một vị vua là nhìn vào những người xung quanh ông ta”
– “Trang bị cũng giống như nuôi dưỡng, là một quá trình liên tục”