Hoa Hướng Dương Không Cần Mặt Trời
Tác giả:
Người dịch:
Nxb Văn hóa Thông tin 2006
Tình trạng: Sách tốt, 270 trang khổ 15x20
Cuộc sống là một chuỗi sự kiện luôn biến đổi. Tôi tin rằng các bạn đều có rất nhiều nỗi lo trong công tác, học tập, tình yêu. Với tôi, nỗi lo lớn nhất là sức khỏe vì tôi đã không còn nó nữa.
Có lẽ các bạn sẽ hỏi tôi có buồn không? Tôi mong tất cả chỉ là một giấc mơ. Tất nhiên, cuộc sống lại chẳng phải như mơ. Và tôi biết rất nhiều ước mơ của tôi sẽ không có ngày trở thành hiện thực. Tôi cố gắng đứng lên giữa huyết và lệ đan xen, cố gắng dùng chút tàn lực của mình để làm cho cuộc đời tỏa được những tia sáng ấm áp”.
Đó chỉ là những dòng chữ ngắn, ngắt quãng trong tập ghi chép của cô gái trẻ Trần Tử Khâm (biệt danh Tiffany, người Đài Loan) mới được xuất bản với cái tên HOA HƯỚNG DƯƠNG KHÔNG CẦN MẶT TRỜI.
Những dòng chữ trên đã được Trần Tử Khâm viết trong trập trùng cơn đau. Và đau hơn, là bệnh tật (với hai khối ung thư quái ác trong mình) đã làm cho chị không còn một chút hy vọng nào cho khát vọng sống - một khát vọng cháy bỏng hơn ánh mặt trời.
Có cảm giác như cô gái yếu đuối kia phải bó tay bất lực trong những ngày cuối cùng ở cuối “đường hầm”?
Vậy mà Trần Tử Khâm làm cho tất cả những người đang sống phải ngạc nhiên. Cô bình tĩnh chống chọi với bệnh tật, bình tĩnh ghi chép, trao đổi, tâm sự, chia sẻ bao nhiêu điều trong cuộc sống với một tâm hồn rộng mở, độ lượng và lạc quan tới mức kì lạ: “Sự sống thật tuyệt vời. Nghiệm ra điều này, tôi thấy mình dũng cảm hơn xưa”.
Lòng quả cảm của Trần Tử Khâm làm người ta nhớ tới câu nói của nhà bác học nổi tiếng Albert Einstein: “Đời đẹp lắm, tôi chỉ muốn tận hưởng mãi thôi. Nhưng nếu Thượng đế bất ngờ bắt tôi phải ra đi thì tôi cũng không có gì phải sợ hãi. Tôi sẽ mau mau thu xếp công việc gọn ghẽ trong vài giờ và sẵn sàng nằm xuống, không van xin”.
HOA HƯỚNG DƯƠNG KHÔNG CẦN MẶT TRỜI làm người đọc xúc động với ba chi tiết rất riêng, rất thực. Cuốn sách ra đời đã tạo nên vang lớn không chỉ ở Đài Loan, hiện cuốn sách đã được xuất bản ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Inđônêxia, Thái Lan và Hàn Quốc. Nhưng cao hơn cả, là tấm gương của một cô gái mảnh mai, không chỉ biết chấp nhận số phận mà còn biết vượt lên số phận. Trần Tử Khâm đã gián tiếp gửi tới tất cả những người đang sống một thông điệp rắn rỏi: “Chết không có nghĩa là hết. Người ta vẫn có thể biến nỗi đau thành một giá trị, một biểu tượng của khí phách”.