Đặng Thái Sơn Người Được Chopin Chọn
Tác giả: Ikuma Yoshiko
Người dịch: Tri Thức Việt
Nhà xuất bản: Nxb Trẻ 2008
Tình trạng: Sách tốt, 151 trang khổ 13X21
Đặng Thái Sơn Người Được Chopin Chọn:
"Đặng Thái Sơn đã làm thay đổi cả một nền âm nhạc!
Anh đã làm điều đó như thế nào?"
Đặng Thái Sơn vẫn thường nói sẽ biểu diễn những dạng mục đa dạng, từ các bản nhạc của Chopin cho đến các tác phẩm âm nhạc Nga, Pháp.... Danh mục này càng mở rộng, anh càng chứng minh được sự trưởng thành của một nghệ sĩ dương cầm tài năng. Sau nhiều năm, thường xuyên viết bài về những nghệ sĩ dương cầm, nghe và xem họ biểu diễn, tác giả rút ra một kết luận: "Nghệ sĩ dương cầm thể hệ truyền cảm nhất khi đến tuổi 40".
Không biết có phải vì cây đàn piano quá lớn, không như violon, mà các nghệ sĩ nhí, được gọi là "thần đồng", thường xuất hiện trên sân khấu với loại nhạc cụ có dây, còn chơi piano, nếu không qua một độ tuổi nhất định thì khó mà biểu diễn thành công, chỉ dừng ở chơi cho vui, cho biết. Có lẽ cần nhiều thời gian để một người có thể hiểu cơ cấu và cảm nhận về loại nhạc cụ phức tạp này.
Thông thường, các nghệ sĩ piano muốn thành công trên con đường sự nghiệp biểu diễn quốc tế, có mặt trong các buổi hoà nhạc lớn ở các nhà hát lừng danh, không còn cách nào khác hơn là tham gia các cuộc thi piano quốc tế từ độ tuổi 15 đến 30. Cũng có trường hợp được các ông bầu nổi tiếng hay những công ty sản xuất âm nhạc phát hiện, nhưng đây là những trường hợp rất hiếm. Tuy nhiên, với nhiều người được vinh danh tại các cuộc thi âm nhạc, ngay sau khi nhận giải thưởng, dù họ có tổ chức nhiều hoạt động rình rang, đình đám như thế nào thì vài năm sau đó, tên tuổi của họ cũng dần trở nên im ắng. Cuộc đời của những nghệ sĩ piano luôn nghiệt ngã như thế đấy! Bất chấp tất cả, họ vẫn tồn tại, vẫn luyện tập từng giờ từng ngày, chấp nhận đánh đổi cuộc đời mình cho nghiệp dương cầm. Chính vì vậy, khi biểu diễn, những thăng trầm của cuộc đời nghệ sĩ dương cầm được thể hiện rất rõ nét qua tiếng đàn. Từng nốt nhạc vang lên phản ánh chân thực lối sống của người nghệ sĩ. Âm nhạc luôn luôn gắn bó với họ. Ngay cả khi đi ngủ, những bản nhạc mà họ đang luyện tập vẫn cứ réo rắt vang lên trong đầu.
Chúng ta, những khán giả thưởng thức âm nhạc, sẽ cảm nhận và hiểu hơn về lẽ sống của người nghệ sĩ piano từ những buổi biểu diễn của họ, đó chính là cái mà chúng ta gọi là sự "đồng điệu".
Đời người thay đổi, âm nhạc cũng đổi thay. Kinh nghiệm sống đem lại sự cảm nhận tác phẩm sâu sắc và sự truyền cảm khi biểu diễn. Từ một cuộc sống đầy trắc trở, điều mà Đặng Thái Sơn học được, đó là gì? Tác giả bắt đầu cuộc hành trình giải mã những điều bí ẩn xung quanh con người Đặng Thái Sơn.
Mục lục:
Lời nói đầu
Chương 1: "Anh là nhất đấy!"
Chương 2: Bản Etude đáng sợ
Chương 3: Một năm đầy ác mộng
Chương 4: Cây đàn piano được xe bò chở đến
Chương 5: Kỹ thuật nấu cơm điêu luyện
Chương 6: Bản Mazurka một đêm trăng tròn
Chương 7: Phím đàn vẽ trên giấy
Chương 8: "Em là con cá à?"
Chương 9: Cùng với cái tên "Thái Sơn"
Chương 10: Pogorelic & Gavrilov
Chương 11: Bị hấp dẫn bởi Visconti
Chương 12: Richter vĩ đại
Chương 13: Câu chuyện nhỏ về Bashkirov
Chương 14: Linh hoạt như độ rung của lá cây
Chương 15: Cú sốc của Argerich
Chương 16: Trước đó, trước đó và trước đó nữa
Chương 17: Magaloff và ngày chủ nhật tuyệt vời
Chương 18: Kỷ niệm về Mendelssohn
Chương 19: "Âm nhạc đang rất ưu ái cậu"
Chương 20: Chậm mà chắc
Phần kết