Hết hàng
Giá: 90.000₫
  • Nhà sản xuất: Chưa cập nhật
  • Mã sản phẩm: KB5353
  • Tình trạng: Sách này hết

Sử Ký Tư Mã Thiên
Dịch: Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê
NXB: Văn Học 1994
Tình trạng: Sách tốt,
đủ gáy bìa, 660 trang khổ 14X20

 

Sử ký Tư Mã Thiên là công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Đồng thời, công trình khoa học lớn lao này lại là một trong những tác phẩm văn học ưu tú nhất của nhân loại.Sử ký Tư Mã Thiên tất cả có 52 vạn chữ, chia thành 130 thiên, 5 phần: Bản kỷ, biểu, thư, thế gia, liệt truyện.1. Bản kỷ chép sự tích của các đế vương (Ngũ đế; Hạ, Thương, Chu; Tần; Hạng Vũ; Các bản kỷ về nhà Hán: Cao Tổ, Lữ Hậu, Hiếu văn, Hiếu cảnh, Hiếu Vũ).Các bản kỷ cung cấp cho người đọc cái nhìn khái quát về từng thời đại để sau đó đi sâu vào từng sự kiện và từng nhân vật.2. Biểu (gồm 10 biểu) là những công trình rất quý, ghi chép năm, tháng, biến cố giúp cho các nhà sử học hiểu được vị trí của từng sự kiện và sự tương quan của nó về thời gian cũng như về không gian với các sự kiện khác, đặc biệt ở trong một nước mênh mông lại chia cắt phân tán như Trung Quốc cổ.3. Thư: lịch sử một số nước, chủ yếu là lịch sử của những thiết chế của nó. Phần này rất quý về mặt nghiên cứu. tác giả nêu rõ sự biến đổi, những cống hiến về lễ, nhạc, luật lệ, việc làm lịch, thiên văn… qua các thời đại.4. Thế gia: phần này gồm 30 thiên, chủ yếu nói đến lịch sử các chư hầu, chẳng hạn các nước Tề, Lỗ, Triệu, Sở…5. Liệt truyện: Phần này gồm 70 thiên khác nhau với những nhân vật và sự việc khác nhau.Có thể nói, Tư Mã Thiên là sử gia đầu tiên trên thế giới viết về lịch sử của một nước. Cuốn Sử ký là lịch sử của toàn bộ dân tộc Trung Hoa kéo dài trên ba ngàn năm từ Hoàng Đế thần thoại đến Vũ Đế và bao gồm một địa bàn mênh mông. Chính vì có ý thức rất rõ về tính chất thống nhất và tiếp tục của lịch sử, nên tác giả mới có hai phần khác nhau là biểu và bản kỷ, lại có phần thế gia nói những điểm chủ yếu trong lịch sử từng công quốc. Không những thế, ông cũng là người đầu tiên nói về những dân tộc mà người ta gọi là “mọi rợ” và ở đây tuyệt nhiên không có thái độ khinh miệt.Tư Mã Thiên đã để lại hàng ngàn nhân vật điển hình sống mãi trong văn học. Cả một nhân loại mênh mông hiện ra trước mắt chúng ta, đủ các thành phần, đủ các nghề nghiệp, đủ các tầng lớp. Hình ảnh những chàng nông dân như Trần Thiệp, Ngô Quảng, những người du thuyết như Tô Tần, Trương Nghi, Phạm Thư, những hiệp khách như Kinh Kha, Nhiếp Chính, những anh hàng thịt như Chu Hợi, Cao Tiệm Ly, những triết gia như Khổng Khâu, Trang Chu, những danh tướng như Hàn Tín, Lý Quảng, những công tử như Tín Lăng Quân, Mạnh Thường Quân, những bạo chúa như Tần Thủy Hoàng, Nhị Thế… và vô số những hình ảnh khác là những hình ảnh bất tử. Những hình ảnh ấy đã du nhập vào kho tàng văn học, làm thành nhân vật của những truyền kỳ, thoại bản, hý khúc, kịch, thơ… Lời nói và hành động của họ nhờ Tư Mã Thiên nêu lên đã thành tài sản của dân tộc.Sử ký Tư Mã Thiên là một tác phẩm khó nhưng rất hay. Với nội dung phong phú và cách diễn đạt kín đáo, càng đọc càng thấy thêm những cái hay của tác phẩm.

 

 

Về Tác giả

Phan Ngọc (1925- ) là một nhà ngôn ngữ học và nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Cụm công trình về văn hóa Việt Nam của ông gồm “Văn hóa Việt Nam, cách tiếp cận mới” (1994) và “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều” (1985) đã được Nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2000.

Phan Ngọc sinh năm 1925 tại Yên Thành, Nghệ An trong một gia đình có truyền thống Nho học, cha ông là thượng thư Phan Võ. Ông chỉ có bằng chính thức là bằng tú tài thời Pháp thuộc, nhưng vốn kiến thức của ông chủ yếu là do tự học mà có.

Trong cuộc chiến chống Pháp, ông tham gia chiến đấu trong biên chế của Sư đoàn 304, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ 1952-1954, Phan Ngọc là Trưởng phòng Phiên dịch Bộ Giáo dục.

Từ 1954-1955 là Sĩ quan Ban Liên hiệp đình chiến. Từ 1955-1958 là phụ giảng tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tổ trưởng Tổ Ngôn ngữ học (ông là tổ trưởng đầu tiên),đồng thời kiêm nhiệm giảng viên Văn học Trung Quốc, Lý luận văn học tại khoa Văn trường Đại học Tổng hợp Hà nội. Do có liên quan tới vụ án Nhân văn - Giai phẩm, ông không được trực tiếp giảng dạy nữa mà chuyển sang làm nhân viên dịch thuật khoa Văn .

Từ 1980-1995 ông là chuyên viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.Ông được phong học hàm Phó Giáo sư năm 1992

Phan Ngọc đã giảng dạy ở Pháp, New Zealand, Hồng Kông, Singapore và viết khoảng 200 bài nghiên cứu đăng báo và tạp chí.

Phan Ngọc là người biết nhiều ngoại ngữ. Ông từng dịch bộ Triết học Hegel từ tiếng Đức sang tiếng Việt để phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông dịch Thần thoại Hy Lạp từ nguyên bản tiếng Hy Lạp; Spartacus từ nguyên bản tiếng Ý; Chiến tranh và hoà bình từ nguyên bản tiếng Nga; Sử ký Tư Mã Thiên, thơ Đỗ Phủ... từ nguyên bản tiếng Hán; Shakespeare từ nguyên bản tiếng Anh.

Icon-Zalo Chat Zalo Icon-Messager Chat Messenger Icon-Twitter 0989.885.646 Icon-Youtube Kênh Youtube Icon-Instagram Bản đồ Lên đầu trang