Quan Hệ Không Hợp Pháp
Tác giả:
Người dịch:
Nxb Trẻ 2013
Tình trạng: Sách tốt, 449 trang khổ 13x20
Đây là một trong số ít cuốn sách viết về tình yêu và sự phản bội dưới góc nhìn của đàn ông. Một tiểu thuyết về những tình cảm không có quyền tồn tại và phân tích cơ cấu xã hội đã giới hạn sự tự do của con người, về sự đấu tranh với những tình cảm muốn thoát khỏi vòng kiểm soát, về những dằn vặt của lương tâm, về nỗi sợ trước việc làm tổn thương người thân.
Cuốn tiểu thuyết không chỉ viết về sự phản bội, mà trước hết về một người đàn ông trong vai trò nhân vật chính, về những trạng thái tình cảm của nhân vật này. Tác giả chỉ ra rằng cuộc sống không phải là cố định và bất biến như ta vẫn tưởng. Đôi khi cần phải định giá lại cuộc sống của mình, phải cân nhắc xem phải chăng tất cả những gì vẫn bị cho là xấu thì bắt buộc phải như vậy
Tiểu thuyết là một sân khấu khá phức tạp về cuộc đấu tranh giữa con người với con người và với chính bản thân mình, là không khí của lòng vị tha, của những thất vọng, phản bội.
Tình yêu và tình dục trong cuốn sách được tác giả thể hiện bằng ngôn ngữ đầy biểu cảm, sinh động, khi tinh tế, lúc dữ dội nhưng không hề thô tục. Và trên hết, tác giả đã viết lên sự thật, đã gọi tên sự việc để mỗi chúng ta có thể nhìn thấy chính mình trong nhân vật, hiểu được hoàn cảnh của họ và đôi khi cảm thông với họ.
Trong cuốn tiểu thuyết đẹp về tình yêu này, tác giả còn đưa ra những phác họa về đời sống tình cảm của những người Ba Lan di cư và đưa bạn đọc vào thế giới của "khóa đào tạo viết văn" mà ở đó, chúng ta có thể bắt gặp những quan điểm, cách nhìn nhận về nghề viết văn độc đáo và thú vị.
***
Tác giả:
Grazyna Plebanek - tác giả của tiểu thuyết bestseller "Những cô gái từ Portofino" (2005), "Hộp ghim" (2002) và "Przystupa" (2007). Tốt nghiệp chuyên ngành Ba Lan học. Phóng viên của hãng Reuter và Gazeta Wyborcza (Ba Lan). Hiện đang sống tại Bruksels. Chị thuộc nhóm các nghệ sĩ mà chân dung luôn được trưng bày trong các triển lãm tại Bruksels trong suốt mười năm liền.
"Grazyna Plebanek giống như mụ phù thủy ngồi trên chiếc cối xay số phận con người và vừa quay vừa chỉ trong những bức ảnh nhấp nháy trên tường những lựa chọn của cuộc sống. Thật đến làm ta đau đớn." - Anna Dutka, nhà phê bình văn học