Những Dấu Chân Của Mẹ
Tác giả: Hà Khánh Linh
NXB: Văn Học 2013
Tình trạng: Sách tốt, 413 trang Khổ 13.5X20.5
“Hà Khánh Linh xuất thân trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng ở Huế. Tên khai sinh của chị là Nguyễn Khoa Như Ý. Năm 20 tuổi, đang học dở dự bị đại học Khoa Học Sài Gòn thì chị quyết định bỏ học để gia nhập quân Giải phóng. Từ đó cho đến khi nghỉ hưu chị đã từng đi dạy, làm phóng viên Đài phát thanh Giải Phóng, Đài phát thanh Bình Trị Thiên, làm biên tập, thư ký toàn soạn rồi phó tổng biên tập tạp chi
Sông Hương. Chị quen biết và giao tiếp khá rộng từ các vị quan chức đến các vị đại đức, linh mục, trí thức… cùng những năm tháng gian khổ ở chiến trường Trị Thiên, những chuyến đi thực tế ở Campuchia… đã giúp chị có một vốn sống hết sức phong phú. Trong khoảng 40 năm cầm bút cho đến nay chị đã xuất bản tám tập tiểu thuyết, bảy tập truyện và ký, hai tập thơ. Chị là một nhà văn trưởng thành trong chiến tranh chống Mỹ nên đề tài chiến tranh là đề tài được chị quan tâm nhiều nhất (…). Mấy năm gần đây chị mở rộng đề tài. Chị muốn tái hiện lại một số giai đoạn lịch sử quan trọng của Huế qua các tác phẩm dài hơi như tiểu thuyết
Người Kinh Đô Cũ (dày 576 trang),
Con gái người cung nữ … Về mảng đề tài này chị cũng đã có những thành công nhất định (…) Hà Khánh Linh là một nhà văn làm việc không biết mệt mỏi. Chị đã vượt qua mọi chông gai, thử thách trên đường đời để tự khẳng định mình. Tôi rất đồng tình với điều mà chị tâm niệm: “Viết là một cách sống, một thái độ ứng xử trước cuộc đời” (MAI VĂN HOAN giới thiệu)
“Những dấu chân của mẹ là tập 3 trong bộ ba tiểu thuyết Người kinh đô cũ (NXB Hội Nhà văn, 2004), Lửa kinh đô và Những dấu chân của mẹ (…). Hai nhân vật chính là Nguyễn Phúc Bửu Toàn và Đoan Thuận đã xuyên suốt tác phẩm. Bửu Toàn là một vương gia Tây học, làm Chánh văn phòng Tòa khâm sứ Trung Kỳ nhưng bí mật hoạt động cách mạng đã góp phần cùng nhân dân Huế và cả nước làm nên Cách Mạng Tháng Tám. Đoan Thuận là nữ sinh Đồng Khánh, nữ sinh Khải Định (thời đó trường Đồng Khánh chưa có ban tú tài), cô giáo trường Việt Anh đã tham gia cách mạng với lòng yêu nước thiết tha và nhiệt tình cháy bỏng của tuổi trẻ” (LTS của tạp chí Sông Hương).