Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê
NXB: Văn Học 1993
Tình trạng: Sách tốt, 573 trang khổ 13X19
Năm 1935, hồi mới vào đời, làm ở Sở Thủy lợi Nam Việt, những lúc lênh đênh trên kinh
rạch miền Hậu Giang, nhớ mặt nước xanh rêu của Hồ Gươm, con đê thăm thẳm của
sông Nhị, tôi viết hồi kí, chép lại những hình ảnh của người thân, những vui buồn của
tuổi thơ và tuổi niên thiếu. Viết được khoảng sáu trăm trang vở học trò, không có ý in
thành sách mà chỉ để vài người thân đọc....(Trích lời mở đầu sách)
Cuốn Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, bản của nhà Văn hoá in năm 1993 gồm:
- Lời nhà xuất bản.
- Vài nét về học giả Nguyễn Hiến Lê của Nguyễn Q. Thắng (Tôi tạm lược bỏ bài này).
- Lời nói đầu của tác giả.
- 33 chương chia làm 6 phần.
- 3 phụ lục.
Nguyễn Hiến Lê ra đời trong hoàn cảnh nho học không còn được sủng ái. Cha mất sớm,
ông sống nhờ bàn tay tảo tần buôn bán của người mẹ. Cuộc sống những năm thiếu
thời của ông ở giữa ranh tốt và xấu: hư hỏng, tha hoá và trong sạch, trinh trắng. Sau
những ngày tháng lêu lổng, cậu bé Nguyễn Hiến Lê còn biết giật mình nghĩ lại để rồi
mình hứa với mình tu chí học hành, phấn đấu vươn lên. Người mẹ ít học kia lại là người
biết bù đắp những thiếu hụt về kiến thức cho con trai bằng cách cho cậu bé điều kiện
tiếp cận với Hán học.
Vậy là vừa học trường Tây, chữ Tây, cậu bé hiếu học côi cút kia đã tận dụng những
mảnh nhỏ thời gian trong cuộc đời nghèo khó của mình để học chữ của Thánh hiền.
Đây là chiếc cầu nối quan trọng dẫn Nguyễn Hiến Lê, cậu bé ham hiểu biết, trở thành
Nguyễn Hiến Lê – học giả.
Không phải là người cách mạng, là nhà văn cách mạng, nhưng Nguyễn Hiến Lê cũng
không phải là nhà văn của chế độ cũ, mặc dù ông sống giữ lòng xã hội ấy suốt mấy
chục năm. Một lần nữa Nguyễn Hiến Lê lại ở giữa lằn ranh nhân cách và phi nhân cách.
Có người cho rằng ông đi giữa hai làn đạn. Và một lần nữa ông đã tỏ ra bản lĩnh vững
vàng trước sau ông vẫn giữ được nhân cách của mình.
Ngòi bút Nguyễn Hiến Lê, tâm hồn và con tim Nguyễn Hiến Lê ngay từ đầu đã thuộc về
nhân dân, những người lao động, những ai cực khổ, bần hàn và bất hạnh. Niềm tự hào
về dòng giống, tổ tiên và nỗi đau về dân tộc trước những cuộc ngoại xâm đã kéo
Nguyễn Hiến Lê, một nhà văn luôn ý thức lánh xa những gì phù phiếm như chức tước,
địa vị và sự giàu sang không lương thiện, xích gần với Cách mạng và tự coi mình là
người của Cách mạng, bởi lẽ dễ hiểu, những điều Cách mạng đang làm cũng chính là
những mơ ước của ông.