Hai Người Đàn Bà (Bộ 2 Tập)
Tác giả: Allberto Moravia
Dịch: Xuân Du
NXB: Lao Động 1995
Tình trạng: Sách tốt, tập 2 bồi 1/3 gáy, 516 trang khổ 13X19
Alberto Moravia tên thật là Alberto Pincherle sinh ngày 22-11-1907 tại Rome, trong một gia đình gốc xứ Morava, cha là kiến trúc sư. Năm lên chín tuổi ông mắc bệnh lao xương, phải bỏ học, nằm trong nhà thương chữa bệnh liền trong tám năm. Tuổi thơ trôi qua trên giường bệnh đã để lại nhiều dấu vết trong văn ông. Ông nói: "Thật là khó khăn cho tôi khi ra viện không được nhìn cuộc đời bằng con mắt người bệnh". Ông trau dồi kiến thức bằng tự học. "Tôi sinh ra như một nông dân, qua tật bệnh, tôi đã hấp thu được chủ nghĩa suy đồi, văn hóa châu Âu và trở thành trí thức".
Năm 1929 ông nổi tiếng ngay ở cuốn tiểu thuyết đầu tay Những kẻ thờ ơ. Suốt nửa thế kỷ, ông sáng tác đều đặn. Cuốn mới nhất của ông là Người đàn ông nhìn, xuất bản khi ông vừa bước vào tuổi tám mươi. Trong Đại chiến thế giới II, A. Moravia cùng vợ là nữ văn sĩ Elsa Moran hoạt động bí mật trong lực lượng chống Mussolini. Ông đi thăm Liên Xô năm 1958 và viết cuốn Một tháng ở Liên Xô. Ông cũng từng thăm và viết về Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước châu Phi.
Tên tuổi của Alberto Moravia gắn liền với nhiều vụ sôi động của văn học Ý. Mỗi tác phẩm của ông là một sự kích thích và khiêu khích đối với các giá trị đạo lý tư sản, một nền đạo lý phụ thuộc vào tiền tài và bất lực trước tình dục. Các nhân vật của Alberto Moravia thường thất bại trong tình yêu và trốn vào tình dục với tất cả cái chán chường, cái vô nghĩa của đời sống nhưng không sao thoát ra được.
Năm 1952, giáo hội La Mã đã cấm đọc các sách của ông. Nhưng đến nay ông được coi là nhà văn có cái nhìn sâu sắc vào bậc nhất của nửa đầu thế kỷ văn học Ý. Ông nhìn xã hội Ý đầy những thành kiến đáng nguyền rủa. Ông nhìn thành phố Rome với những sa đọa đáng kinh ngạc. Và nhất là khi ông nhìn người đàn bà mà ông hằng ngưỡng mộ(1). Ông là người quan sát tâm lý phụ nữ rất tài ba. Nhân vật nữ của ông thường được thể hiện tinh tế và chân thật như vốn có trong cuộc đời. Ở mỗi dòng là một khám phá, một thám hiểm vào tâm linh u uẩn của người đàn bà. Trên tạp chí văn học Pháp (Magarine littéraire) số tháng 4-1986 khi một phóng viên hỏi: "Đến nay một người đàn bà có còn là mẫu quan sát tuyệt vời của ông nữa không. Ông đã trả lời: "Tôi không chối rằng tôi có một mối thích thú đặc biệt đối với người đàn bà vì dù sao đó cũng là một nửa của nhân loại".