Còn hàng
Giá: 60.000₫
  • Nhà sản xuất: Chưa cập nhật
  • Mã sản phẩm: PG0428
  • Tình trạng: Còn sách

Từng Giọi Nắng Hồng

Tác giả: Tịnh Minh

NXB: Tôn Giáo 2005

Tình trạng: Sách tốt, 392 trang khổ 14.5X20.5


LỜI GIỚI THIỆU  

Kinh Pháp Cú vốn thuộc về loại kinh “Vô vấn tự thuyết”, như kinh Di Đà.v.v... trong 12 phần giáo của Đức Phật. Kinh Pháp Cú là một quyển kinh được dịch thành nhiều thứ tiếng nhất, in nhiều lần nhất, cũng như nhiều người dịch nhất. Kinh Pháp cú mang nhiều tên như: Pháp Cú Kinh, Pháp Cú Tập Kinh, Pháp Cú Lục, Đàm Bát Kinh, Đàm Bát Kệ... Trong Đại Chánh tập 4, kinh này cũng có nhiều tên, như: Pháp Cú Thí Dụ Kinh, Pháp Cú Bổn Mạt Kinh, Pháp Cú Dụ Kinh, Pháp Dụ Kinh, Pháp Cú Thí Kinh,.v.v... Kinh Pháp Cú nguyên bổn có cả 1.000 kệ (cú), theo thời gian thanh lọc lần lần còn 900 - 800 - 700 kệ...... hiện nay là 423 kệ, được lưu hành phổ thông.

   Năm 1973, trường Chuyên khoa Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, thầy Tuệ Sỹ đã dịch 20 cú đầu (Song Yếu) - cả mẩu truyện và kệ - để dạy cho Tăng Ni sinh Chuyên khoa Phật học. Theo nguyên văn của bản dịch này thì mẩu truyện duyên khởi dành cho mỗi cú diễn tả dài quá. Sau đó, tôi đọc bản dịch của ông Phạm Kim Khánh dịch từ nguyên bản của ngài Narada thì thấy ngắn gọn quá, có truyện bị hụt hẫng, khó hiểu.

Độ mươi năm gần đây, tôi thấy thầy Tịnh Minh (Đặng Ngọc Chức) - đệ tử Cố Hòa Thượng Viên Giác, cựu Học tăng Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, nguyên Giảng viên Phật khoa Viện Đại Học Vạn Hạnh, và hiện là Giảng viên Anh văn của trường Cao Cấp Phật Học Vạn Hạnh, thành phố Hồ Chí Minh... có dịch các mẩu truyện duyên khởi của Kinh Pháp Cú đăng trên báo Giác Ngộ. Vốn dĩ, tôi thích và “ghiền” Pháp Cú nên tôi gợi ý Tịnh Minh sau khi đăng báo rồi, tập trung lại đưa tôi in thành sách để phổ biến.

Nay, Tịnh Minh soạn dịch được phần đầu của Kinh Pháp Cú, gồm 59 mẩu truyện, không dài dòng lắm, cũng không thu gọn quá, trao cho tôi xem, mang tên TỪNG GIỌT NẮNG HỒNG, tôi hoan hỷ viết lời giới thiệu và xếp vào tập 121-A của Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Phần còn lại của Kinh sẽ được tiếp tục in và xếp vào các tập 121-B, 121-C). Đồng thời tôi cũng dùng tập sách này để kỷ niệm Đệ nhị chu niên ngày thành lập Ban phiên dịch Pháp tạng Phật giáo Việt Nam (19.2 Nhâm Ngọ – 19.2 Giáp Thân, vía đức Bồ-tát Quán Thế Âm).

Tôi mong quý Tăng Ni Phật tử dành thì giờ đọc truyện Kinh Pháp Cú này để cùng nhau hưởng pháp lạc từ những lời vàng ngọc do lòng từ bi mà đức Thích Ca Bổn Sư của chúng ta đã ban bố trong từng vấn đề.

Icon-Zalo Chat Zalo Icon-Messager Chat Messenger Icon-Twitter 0989.885.646 Icon-Youtube Kênh Youtube Icon-Instagram Bản đồ Lên đầu trang