Tả Ao Địa Lý Toàn Thư (Bìa Cứng)
Tác giả: Tả Ao
Dịch: Cao Trung
NXB: Văn Hóa Sài Gòn 2008
Tình trạng: Sách tốt, 766 trang khổ 14.5x20.5
Khoa Địa lý đã được minh chứng kết quả từ hàng ngàn năm nay, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống hàng ngày. Thật ra, xưa nay, khoa Địa lý có ảnh hưởng lớn lao đến sự thịnh suy của cả một giòng họ nên các thầy Địa lý chân chính rất thận trọng khi chỉ cuộc đất, sợ tổn hao âm đức của mình, và sợ chính kẻ thiếu đức bị hại vì công danh bổng lộc cao mà đức mỏng, nên chỉ bí truyền. Do việc bí truyền của các thầy Địa lý - chỉ truyền dạy kiến thức Địa lý cho con hoặc học trò “ruột” - nên khoa Địa lý chính tông ngày càng mai một. May sao, trong di sản văn hoá Việt Nam còn có được bộ sách Địa lý của cụ Tả Ao, còn gọi là Địa lý Tả Ao. Sách viết tương đối giản dị nhưng súc tích chứ không rắc rối, mông lung như các sách Địa lý của Trung Hoa. Sách Địa Lý Tả Ao chính tông nói thẳng đến phần gốc - phần căn bản, giúp cho người đọc, học Địa lý mau tìm được Long Chân Huyệt Đích.
Cụ Tả Ao tên thật là Nguyễn Đức Huyên, người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cụ sinh vào thời Lê - Trịnh, nhà nghèo, cha mất sớm từ lúc còn nhỏ, mẹ lại mù loà, cụ phải đến ở giúp việc cho một thầy người Tàu để chữa bệnh cho mẹ. Sau đó, cụ theo ông thầy về Tàu học thuốc chữa bệnh và học khoa Địa lý ở Trung Hoa trong nhiều năm với một thầy Địa lý lừng danh khi cụ chữa lành bệnh mắt cho ông ta. Sau này khi về nước, cụ đã bỏ hơn 40 năm đi thực tế khắp nơi, từ những kinh nghiệm đó cụ đã dốc hết tâm trí viết nên bộ sách Địa lý Tả Ao này. cuốn sách gồm 5 mục:
1. Địa Đạo diễn ca gồm 120 câu văn vần súc tích.
2. Dã Đàm Tả Ao
3. Địa lý gia truyền bí thư đại toàn
4. Địa lý vi sư pháp
5. Địa lý trị soạn phú
Sách Địa lý Tả Ao được viết từ căn bản đến chi tiết, rất súc tích nhưng dễ học, dễ hiểu. Từ lúc sinh thời, cụ đã được người đời tôn là Thánh Địa lý Tả Ao. Cụ là người Việt Nam đầu tiên đi học khoa Địa lý tận nơi khai sáng khoa này là Trung Hoa và cụ cũng là người Việt Nam đầu tiên viết sách Địa lý còn truyền đến ngày nay.
Mục Lục :
Lời Nói Đầu.
PHẦN I : ĐỊA ĐẠO DIỄN CA
Nguyên Văn Địa Đạo Diễn Ca của cụ Tả Ao
Chương I : Điều kiện cần thiết để học khoa Địa Ly
Chương II : Tầm Long Mạch
Chương III : Huyệt Trường
Chương IV : Chứng ứng cần thiết
Chương V : Phân biệt
Chương VI : Các chứng khác làm thêm tôn quý cho cuộc đất
Chương VII : Phước duyên của người được đất
Chương VIII : Nói về lý khí
Chương IX : Kết Luận
PHẦN II : DÃ ĐÀM TẢ AO ( Tầm Long Gia truyền Bảo Đàm )
Chương I : Mở - Phần giảng nghĩa
Chương II : Từ Long khởi tổ đến Huyệt Trường
Chương III : 24 Long nhập thủ
Chương IV : Âm Dương Long theo Lý Khí
Chương V : Âm Dương Long theo hình thể cap thấp
Chương VI : Long tả toàn và Long hữu toàn
Chương VII : Thủy pháp
Chương VIII : Luận - thấu Long
Chương IX : Luận - Hướng Huyệt của 24 Long
Chương X : đoạn kết
PHẦN III : ĐỊA LÝ GIA TRUYỀN ( Bí thư Đại toàn )
Chương I : Tầm Long tróc mạch
Chương II : Điểm huyệt
Chương III : Sơn thủy pháp
Chương IV : Minh Đường thủy pháp
Chương V : Huyền Vũ pháp
Chương VI : Chu Tước pháp
Chương VII : Long Hổ pháp
Chương VIII : Diệu Tinh pháp
Chương IX : Quan Quỷ luận
Chương IX : Thác Lạc pháp
Chương XI : Án Sơn pháp
Chương XII : Luận về phương vị quý tiện luận và các cục pháp
Chương XIII : Tổng luận các cục pháp
Chương XIV : Nhật kỳ sơn thủy hợp cát pháp
Chương XV : Cầu Tự pháp
Chương XVI : Âm Dương luận
Chương XVII : Âm Dương tọa hướng luận
Chương XVIII : Tổng luận đại địa cấp chư hình thể cách
Chương XIX : Lâm Điền thùy ảnh
Chương XX : Tương sinh tương sát thủy pháp
PHẦN IV : ĐỊA LÝ VI SƯ PHÁP
Chương I : Tổ Long tôn Long
Chương II : Huyệt pháp
Chương III : Hình thế
Chương IV : Đường Tâm
Chương V : Huyền Vũ
Chương VI : Chu Tước
Chương VII : Long Hổ
Chương VIII : Thành quách
Chương IX : Quan Quỷ
Chương X : Thác lạc
Chương XI : Diệu sơn
Chương XII : Vi sư pháp
Chương XIII : Huyệt khai khu thần pháp
Chương XIV : Táng huyệt pháp
Chương XV : Đấu sát pháp
Chương XVI : Phân kim huyệt pháp ca
PHẦN V : ĐỊA LÝ TRỊ SOẠN PHÚ
Chương I : Địa lý trị soạn phú
Chương II : Phần nôm địa lý trị soạn phú
Chương III : Phần lý khí
Chương IV : Long pháp tâm kinh
Chương V : Huyệt pháp tâm kinh
Chương VI : Sa pháp tâm kinh
Chương VII : Thủy pháp tâm kinh