• Còn hàng
    Giá: 40.000₫
    Sách mới CẬP NHẬT ! 

    Những Ngôi Sao Ban Ngày -  Olga Bergholtz: ( Phan Quang dịch ) - NXB Thuận 1986- 256 trang, khổ 13x19cm . 

    Tình trạng: Bìa gáy đầy đủ, sách tốt, truyện hay​​.
    ​40k

     

    OLGA BERGHOLTZ (1910 - 1975) VÀ NHỮNG NGÔI SAO BAN NGÀY

    Tại Đại hội Hội nhà văn Việt Nam lần thứ IV (năm1989), một nhà văn trẻ đến bắt tay tôi và nói: ''''Cảm ơn anh đã dịch Những ngôi sao ban ngày. Nhờ đọc nó tôi càng thêm yêu mến và gắn bó với nghề cầm bút. Nhà văn Đặng Thị Thanh Hương có lần cho biết, cuốn sách cửa Olga Bergholtz gợi ý chị đặt tên vở kịch đã xuất bản, được giải thưởng và được công diễn nhiều lần: Ngôi sao ban ngày (1972).

    Gần đây, một nhà văn nữ khác viết trên báo Sài Gòn Giải Phóng: ''''''Tôi đọc tập bút ký Những ngôi sao ban ngày của nữ thi sĩ Olga Bergholtz từ rất bé, sửng sốt và lập tức bị nó quyến rũ:
    Bầu trời sợi dây xa xanh/Chảy trong huyết quản tôi.

    Tôi thật sự ngạc nhiên khi thấy người ta diễn đạt đúng đến thế cái cảm giác này của mình. Mười lăm năm sau, tôi đọc lại tập bút ký ấy. Một ngạc nhiên nữa lại tới...''''.
    Nhà văn Bùi Hiển, cũng là một dịch giả uyên thâm tiếng Pháp, có lần tâm sự: ''''Đầu những năm 60 thể kỷ trước, mình làm biên tập viên Nhà xuất bản Văn học, được giao biên tập cuốn Những ngôi sao ban ngày. Đọc thấy Olga Bergholtz viết hay quá, mà sao PQ dịch đạt thế?''''.

    Từ lần in đầu bản tiếng Việt đến nay, bốn mươi năm đã qua. Hơn 90 nghìn bản sách tới tay độc giả. Bốn mươi năm, một độ lùi đáng kể về thời gian. Những ngôi sao ban ngày đã vắng bóng từ lâu trên các giá sách, mặc dù năm 1986 Nhà xuất bản Thuận Hóa tái bản với số lượng rất lớn, cùng in một lúc ở hai đầu đất nước: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
    Tác giả, nhà thơ lớn thành phố Leningrad (nay là Petersbourg) đã qua đời.

    Nhà thơ Chế Lan Viên, người chuyển những đoạn thơ dài trong nguyên tác ra tiếng Việt, cũng đã trở thành thiên cổ. Năm nay là Năm kỷ niệm 300 năm thành lập thành phố Saint Petersbourg (1703-2003). Thực tế ấy khích lệ chúng tôi vượt qua sự áy náy thường tình khi phải nói đến công việc của mình, để cùng độc giả suy ngẫm về cội nguồn sự cảm thông của độc giả Việt Nam đối với tác phẩm.

    Những ngôi sao ban ngày là một tác phẩm lớn viết theo thể loại vốn bị coi là nhỏ trong văn học, dưới dạng "những ghi chép", hay dẫn đúng lời tác giả viết trong sách, "theo một thể loại khó xác định". Từ điển tác gia văn học và sâu khấu nước ngoài đánh giá đấy là "một thiên nhật ký triết lý, một bức họa nhiều màu sắc về thế hệ và thời đại của tác giả".

    Thế hệ và thời đại của Olga Bergholtz để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc trong lịch sử. Bà sinh năm 1910. Tuổi ấu thơ của cô bé Olga khớp với nhũng năm tháng dữ dội của chiến tranh thế giới thứ nhất mà nước Nga là một bên tham chiến. Thời thiếu nữ nhà thơ trải qua bão táp Cách mạng Tháng Mười 1917 và cuộc nội chiến đẫm máu, khi đất nước Nga non trẻ chịu sự phong toả của mười bốn cường quốc. Tuổi hoa niên của bà đồng nhất với những bước dò dẫm tìm đường của chế độ mới, với bao nhiêu thành tựu và sai lầm, ấu trĩ - kể cả cuộc đàn áp bất công những người bị cho là chống đối, để lại vết thương trong xã hội Nga.

    Rồi chiến tranh thế giới, cuộc chiến tranh ác liệt nhất lịch sử nhân loại. Thành phố Leningrad quê hương tác giả bị phát xít Đức vây hãm chín trăm ngày đêm ròng rã trong đạn pháo, đói khát và băng giá. Olga Bergholtz sống và viết trong bối cảnh ấy. Bà bộc bạch suy tư, trăn trở về cái riêng và cái chung, cá nhân và dân tộc, về chức năng của văn học và nhà văn, về mối quan hệ giữa văn nghệ với đất nước, về mỹ học và thi pháp, v.v??

    Thế hệ và thời đại của Olga Bergholtz trùng hợp với những năm tháng hơn một thế hệ người Việt Nam chúng ta trả qua đêm dài tăm tối, trước khi được Cách mạng Tháng Tám làm thay đổi cuộc đời.

    Sự đồng cảm của bạn đọc, trước hết của những người cầm bút chúng ta với Olga, phải chăng là sự đồng cảm về số phận giữa hai dân tộc, số phận những con người cùng chung thời đại.
    Olga Feodoronovna Bergholtz, như ta sẽ thấy khi đọc tác phẩm, là con gái một bác sĩ. Tốt nghiệp khoa ngữ văn Trường đại học tổng hợp Leningrad, bà làm báo. Nổi tiếng rất sớm với các tập Thơ (l934), Sách hát (1936).

    Thời gian Leningrad bị vây hãm, Olga ở lại thành phố, tham gia công tác tự vệ, vừa làm thơ vừa viết phóng sự cho các đài phát thanh Leningad và Moscou (nhiều bài sau đó in thành sách, xuất bản 1946). Chiến tranh là quảng đời bà sáng tác thành công nhất: Trường ca Leningrad (1942), Con đường của anh (thơ 1945), Họ đa( sống ở Leningrad (kịch, 1944), Trên đất chúng tôi (kịch, 1947), Bản giao hưởng Leningrad (kịch phim, viết chung với Makogonenko, 1945). Bản Trường ca
    Pervorossisk (1950) được trao tặng Giải thưởng Quốc gia Liên xô. Năm 1952, Olga Bergholtz tiếp tục sáng tác một loạt thơ về thành phố Stalingrad. Cuộc chiến đấu bảo vệ Sebastopol năm l941-1942 được bà tái hiện trong vở kịch thơ Trung thành (1959). Những ngôi sao ban ngày, tác phẩm văn xuôi ghi chép rải rác qua nhiều năm, xuất bản năm 1959, lập tức được bạn đọc nồng nhiệt đón chào.

    Bản dịch tiếng Việt (dựa trên bản tiếng Pháp của Jean Cathala) do Nhà xuất bản Văn học in lần đầu năm 1963 Vui lòng kính trọng tác giả, chúng tôi nhờ nhà thơ Chế Lan Viên giúp chuyển sang Việt ngữ những đoạn thơ dài trong tác phẩm.

    Cách đây hơn hai mươi ăm, người dịch có dịp hành hương đến Nghĩa trang Piscarevskoie, nơi an táng những người chiến đấu bảo vệ Leningtad thời chín trăm ngày đêm thành phố bị bao vây. Hai bên con đường dẫn tới lễ đài chính là những dãy mộ, những dãy mộ. Những ngôi mộ chung vô danh giống hệt nhau, không ghi tên tuổi, năm tháng những người đã an nghỉ ở đấy.

    Ngoài niên hiệu: 1941, 1942 hoặc 1943. Và một sự phân biệt nhỏ: Ngôi mộ có gắn ngôi sao là nơi an táng các chiến sĩ vũ trang. Ngôi mộ không có sao là mộ dân thường. Bốn trăm bảy mươi nghìn, gần nửa triệu người hy sinh trong thời gian bị vây hãm, quy tập về một nghĩa trang. Tất cả đều là liệt sĩ .

    Dạo chúng tôi viếng, tiếng là đã sang xuân song bầu trời Leningrad còn xám xịt. Và rét lắm, rét buốt tận xương. Tôi rón rén đặt mấy bông hoa tuy líp đầu mùa lên bệ đá hoa cương đầy hoa của nhiều người đến viếng trước, và kính cẩn nghiêng mình. Chợt rùng mình buốt thấu tim gan, nghĩ đến những trang Olga viết về mùa đông Leninglad dưới bom đạn, không đèn, không sưởi, đói ăn và thiếu cả nước uống.

    Ngẩng đầu lên, bàng hoàng nhìn thấy trên bác tường đá sừng sững uy nghiêm, mấy dòng thơ ca Olga Bergholtz gắn bằng chữ đồng lớn mạ vàng:
    Никто не забыт, ни что не забыто

    KHÔNG CÓ AI BỊ QUÊN LÃNG
    KHÔNG GÌ CÓ THỂ BỊ LÃNG QUÊN
     

    Icon-Zalo Chat Zalo Icon-Messager Chat Messenger Icon-Twitter 0989.885.646 Icon-Youtube Kênh Youtube Icon-Instagram Bản đồ Lên đầu trang