NHỮNG ĐỨA CON PHỐ ARBAT - 2 TẬP ; NXB VĂN HỌC 1988 ; 620 TRANG ; KHỔ 13X19
BÌA GÁY BỊ SỨT Tí ; RUỘT TỐT ;
TẬP 2 VÔ CÙNG HIẾM , THƯỜNG ÍT THẤY , TẬP 3 CHƯA IN RA VÌ LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH TRỊ ; 1 BỘ TRUYỆN CỰC HAY RẤT NÊN ĐỌC ;
Giới thiệu
Tác phẩm được nhà văn Xô Viết nổi tiếng, giải thưởng quốc gia năm 1951 Antoly RưBaKop viết trong nhiều năm từ 1966 đến năm 1983.Phần thứ nhất đã được thông báo trên tạp chí Thế Giới Mới ngay từ năm 1966. Thế nhưng tổng biên tập năm ấy là nhà thơ xuất sắc A.Tavarđôpxki đã không in được phần tiểu thuyết này. Tuy thất bại về việc cho ra cuốn sách, nhưng tác giả không nản chí vẫn ầm thầm viết tiếp phần 2. Năm 1978 nhà văn định cho công bố tiếp phần 2 nhưng không được. Ông lặng lẽ viết tiếp phần 3. Trong một hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo như vậy, điều gì đã khiến ông không hề nản chí tiếp tục công việc như vậy. Đó là trách nhiệm của nhà văn trước xã hội và thời đại, ý thức nghĩa vụ cần phải nói thật với những người cùng thời và thế hệ sau. Như Goc ba chop đã nói trên cương vị tổng bí thư ĐCS Xô Viết lúc đương nhiệm '' ...cần như thế không phải để trả mối thù chính trị hoặc như người ta thường nói '' làm đau lòng" mà để đền đáp xứng đáng tất cả những gì anh hùng của quá khứ, rút ra những sai lầm và thiếu sót của thời đó''''
Những đứa con phố Arbat là một cuốn tiểu thuyết ở dạng lịch sử- chính trị đòi hỏi lòng trung thực và độ chính xác cao, tiểu thuyết bao gồm cả phần hư cấu mang tính nghệ thuật, song cũng không ít phần tái tạo cá nhân lịch sử thành hình tượng nghệ thuật.
Bắt đầu từ một trong những con phố cổ kính nhất Mạc Tư Khoa, nơi giao lưu của mọi tầng lớp xã hội. Cư dân noi đây đã cung cấp cho nhiều thời đại không biết bao nhiêu danh nhân cũng như không ít cái tên hèn kém.
Bối cảnh lịch sử ở thời Xã hội Xô viết được vũ trang bằng khái niệm Lê Nin Nít trên con đường xây dựng CNXH. Trong cảnh tìm kiếm con đường đó đã nảy sinh nhiều đấu tranh tư tưởng gay gắt của nhiều tầng lớp xã hội. Các mâu thuẫn càng bị đẩy cao khi Trôxki đã phủ nhận khả năng xây dựng CNXH buộc nội bộ ĐCS vào tình thế luôn phải tranh luận về lý tưởng của Đảng.
Và trong bối cảnh như vậy định mệnh đã đổ lên đầu chàng tri thức trẻ Xasa Pankratop. Vì hồn nhiên làm thơ châm biếm thầy hiệu trưởng. Xa Sa đã bị bắt đi đầy ở Si Bi Ri trong thời gian 3 năm.
Đi sâu vào tác phẩm này, người đọc có thể thấy những quan liêu trong hành chính khiến số phận của nhiều tri thức bị xô đẩy đến vực thẳm. Chúng ta có thấy Xtalin ở một khía cạnh trung thực khác, một con người thích thâu tóm quyền lực và các văn bản nhà nước, chính sách chỉ được nói ra bằng lệnh miệng. ....
Những đứa con phố Arbat tranh thủ thời kỳ mở cửa ở Việt Nam năm 1988 để ra mắt bạn đọc bởi hai dịch giả Anh Trúc và Bùi Thanh. Tuy nhiên số phận của nó ở Việt Nam có tuổi thọ rất ngắn. Khi mới ra mắt bạn đọc Việt Nam, tác phẩm gây tiếng váng rất lớn khiến nhà nước Việt Nam nghi ngại, họ lo lắng cho rằng nó sẽ gây lên sự phán xét về quá khứ của Đảng Cầm quyền. Bởi vậy tác phẩm lại chìm nhanh vào quên lãng, chưa hề được tái bản...
250K/2 TẬP