Người Lính Thuộc Địa Nam Mỹ (1861-1945)
Tác giả: Tạ Chí Đại Trường
NXB: Tri Thức 2011
Tình trạng: Sách tốt, 387 trang khổ 14X20.5
Câu chuyện bắt đầu khi người Pháp khởi sự xâm chiếm và đặt ách bình định lên vùng đất phương Nam rộng lớn. Đội quân viễn chinh nhanh chóng lợi dụng ngay cơ chế binh dịch sẵn có và nguồn nhân lực tại chỗ để sẻ bớt gánh nặng máu xương. Đám người có xuất thân khác nhau đến kỳ lạ nay được chiêu mộ thành một đội quân chính quy dưới quyền chỉ huy của khung cán bộ Pháp. Từ đây họ, với khẩu súng dài lê thê và cái chóp đồng loang loáng trên mũ sẽ trở thành một biểu tượng quyền lực quân sự quan trọng một thời . . .
Nguyên là bản thảo luận án tiến sĩ Sử học tại trường Đại học Văn khoa Sài Gòn năm 1975, Người lính thuộc địa Nam kỳ tập trung soi rọi một mảng lịch sử quan trọng từng bị quên lãng. Cùng một cung cách khảo cứu công phu như ở Lịch sử nội chiến, trong Người lính thuộc địa Nam kỳ, Tạ Chí Đại Trường mang đến nhiều kiến giải sâu xa về mối quan hệ đan cài phức tạp giữa các phe phái dân sự-quân sự cầm quyền tại một xứ thuộc địa, giữa lính bản xứ và sĩ quan chính quốc, vị trí của người lính trong hoàn cảnh mới qua số phận những nhân vật nổi bật như Đỗ Hữu Phương, Trần Bá Lộc... và cả những viên cai, viên đội nay đã thành vô danh dưới lớp bụi thời gian.
Chương dẫn nhập
Vấn đề "Lính" và cơ chế thuộc địa Nam Kỳ
Chương I: Những người lính mới thời chiếm đóng (1861 - 1879)
Chương II: Các định chế căn bản đầu tiên
Chương III: Các tăng tiến tổ chức quân sự đến Thế chiến I
Chương IV: Tình hình phòng vệ lãnh thổ Nam Kỳ giữa hai cuộc thế chiến - Những chuẩn bị để sử dụng người dân bản xứ ở mức độ cao
Chương V: Tình hình phòng vệ lãnh thổ Nam Kỳ giữa hai cuộc thế chiến - Người dân Nam Kỳ trong ảnh hưởng nặng dần của cơ chế binh dịch bản xứ
Chương kết: Chừng mực vai trò văn hóa của người lính bản xứ