Còn hàng
Giá: 500.000₫
  • Nhà sản xuất: Chưa cập nhật
  • Mã sản phẩm: SST0103
  • Tình trạng: Còn sách

Lịch Sử Tư Tưởng Nhật Bản: Phật Giáo - Nho Giáo - Thần Đạo

Tác giả: Thích Thiên Ân

NXB: Đông Phương 1965

Tình trạng: Sách tốt, 406 trang khổ 13X19


Tư tưởng là một hoạt động tinh thần để phân định giá trị của con người và các loài động vật, thực vật khác, đồng thời tư tưởng cũng là một yếu tố tâm linh để nương vào đó người ta có thể hiểu được những bất đồng giữa con người và các dân tộc với nhau. Trong khi hãnh diện với nền văn hóa cổ truyền của dân tộc, thiết tha với công cuộc phục hưng những tinh thần truyền thống của Đông phương đồng thời vẫn tiếp nhận tinh hoa của các nền văn minh mới, Việt Nam không thể không nghiên cứu tìm hiểu những nước láng giềng, nhất là những nước có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, trong đó có Nhật Bản. Nghiên cứu văn hóa tư tưởng của Nhật Bản ngoài mục đích tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai dân tộc còn để từ đó rút ra những kinh nghiệm phù hợp với hoàn cảnh phát triển ở nước ta. Đó là lí do mà cuốn sách “Lịch sử tư tưởng Nhật Bản: Phật giáo - Nho giáo - Thần đạo” ra đời. Nội dung cuốn sách gồm 4 phần như sau:

Phần thứ nhất: Quốc gia Nhật Bản ở thời cổ đại. Phần này gồm 6 chương nói về xã hội nguyên thủy và quốc gia Nhật Bản ở thời cổ đại; lịch sử biên thành và Thiên hoàng cổ đại; quan  niệm nhân sinh và chế độ điền thổ; chủ trương quốc hữu hóa điền thổ và nhân dân; chính trị đa nguyên và quyền tư hữu phục hoạt; vấn đề Thiên hoàng thân chính.

Phần thứ hai: Tư tưởng truyền thống của Nhật Bản. Với 6 chương, phần này nói về cách thức biểu thị ngôn ngữ và quan niệm nhân luân đạo lý; khuynh hướng trọng thị đạo đức gia đình; chủ trương thiên trọng giai cấp xã hội; chủ nghĩa quốc gia thái quá; tinh thần sùng bái đế vương; chủ nghĩa hiện thế và hiện thực.

Phần thứ ba: Tôn giáo với tư tưởng Nhật Bản. Tác giả chia phần này thành 7 chương để nói về đặc chất tư tưởng của Thần đạo; Phật giáo và Thần đạo; tính cách thiên trọng lý luận của Phật giáo Nhật Bản; Phật giáo Nhật Bản với khuynh hướng thực tiễn; Nho giáo Nhật Bản ở thời cổ đại; Trung thế Nhật Bản với Nho giáo; Nho giáo Nhật Bản ở thời cận thế và cận đại.

Phần thứ tư: Nhật Bản ở thời cận cận đại và hiện đại. Trong phần này tác giả đi sâu trình bày và phân tích về tư tưởng Nhật Bản trong giai đoạn cận đại và hiện đại.

Cuốn sách là tài liệu tham khảo giúp bạn đọc có được những hiểu biết toàn diện và sâu sắc hơn về lịch sử tư tưởng của Nhật Bản.

Icon-Zalo Chat Zalo Icon-Messager Chat Messenger Icon-Twitter 0989.885.646 Icon-Youtube Kênh Youtube Icon-Instagram Bản đồ Lên đầu trang