Huyền Môn Phong Thủy Thực Dụng (Bìa Cứng)
Tác giả:
Nxb Hà Nội 2008
Tình trạng: Sách tốt, 439 trang khổ 14.5X20.5
Huyền Môn Phong Thuỷ Thực Dụng:
Trong tự nhiên có biết bao điều kì diệu. Khi sở kiến và khối óc con người nắm bắt được, người ta dùng hai từ "khoa học" để đặt tên. Nhưng có biết bao điều mà trí tuệ nhân loại hôm nay chưa thể với tới được, vì vậy mới phát sinh hai từ "huyền bí". Trong số đó có nhiều sự việc mà người xưa đã thông suốt, nhưng đến hôm nay, những kiến thức ấy đã dần phai lợt theo năm tháng, chỉ còn tồn tại lại phần nào trong tâm trí của những bậc cao tăng, bậc đạo sĩ, ẩn sĩ..... Những người dường như đã giác ngộ lý chân thật của tự nhiên, tự ghép mình vào những nơi hoang vắng, để đi hết quãng đường mà chính bản thân họ đã tự chọn.
Người Đông Phương đã từng tự hào với một nền văn minh cổ đại, khi nền dân trí của số đông nhân loại còn thấp kém. Ấy vậy đã sản sinh ra những học thuyết vĩ đại xuyên suốt bao nghìn năm, đến nay dù là bậc học giả cũng khó lòng nắm bắt được.
Thuật phong Thuỷ Trung Hoa có truyền thống rất lâu đời, nổi tiếng không riêng ở vùng Đông Á, mà nó còn phân biệt rộng trên khắp thế giới, bản thân nó còn được chú ý bởi những tính thần bí khó lường. Học thuật Phong thuỷ được xem như một nền văn hoá, một môn học "Thiên Diển" của Phương Đông nói chung, là nét sắc sảo của quốc tuý Trung Hoa nói riêng. Bất cứ một nền văn hoá nào, xét về tính chất nó đều có một thế đứng nhất định. Xã hội phong kiến Trung Hoa xưa xem học thuật Phong thuỷ chính là phương pháp ứng dụng cao cấp trong cuộc sống của thời gian học thuật này lan toả khắp dân chúng, đồng thời phân rộng sang các nước lân cận như Việt Nam - Nhật Bản - Hàn Quốc.....
Xã hội hôm nay theo quá trình tiến hoá của khoa học kỹ thuật và kinh tế rộng mở, do đó con người ta phần nhiều bị lôi cuốn theo guồng máy sản xuất và tiêu dùng trong xã hội. Trong vòng xoáy ấy đã cuốn phăng đi tâm lý tự chủ của con người, khiến bản thân khó lòng kiềm chế được. Để đối phó với cuộc sống hiện tại, con người ta phải hướng ngoại vì mưu cầu sinh kế, do đó để cảm nhận được sự trống vắng ấy, người ta phải nương tựa vào một hình thức tâm linh hay một phương tiện huyền bí nào đó, hòng nhằm xoa dịu phần nào cái nóng bỏng, xô bồ, bức bách của cuộc sống hiện tại.
Vì vậy trong suốt chiều dài của đất nước, từ Bắc đến Nam, từ phố thị sầm uất đến vùng quê hẻo lánh và đủ các thành phần trong xã hội đều cần đến những nhu cầu phục vụ "xem ngày, đón giờ" hay một nhu cầu nào khác để dụng cho những công việc như: xây cất nhà cửa, tạo dựng mộ phần, tang ma, lễ cưới, khai trương,.... Cuốn sách "Huyền Môn Phong Thuỷ Thực Dụng" được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu ấy. Nội dung không mang đậm tính chất lý thuyết nhiều, chủ yếu chỉ chú trọng đến những pháp thức thực dụng, phù hợp với xu hướng và hoàn cảnh hiện tại của xã hội.
Mục lục:
Lời nói đầu
Giới thiệu sơ lược học thuật phong thuỷ
I. Đại ý nội dung học thuật phong thuỷ
Khái niệm về "Long"
Khái niệm về "Huyệt"
Khái niệm về "Sa"
Khái niệm về "Thuỷ"
Khái niệm về "Hướng"
Khái niệm về "Trạch cát phong thuỷ"
II. Pháp thức thực dụng
La kinh
Ngũ hành
Âm dương
Hà đồ - Lạc thư
Bát quái
Thiên can - địa chi
Pháp ngũ hổ độn
...
III. Trạch cát phong thuỷ
Thôi thiên quan huyệt pháp
Mộ long hoán niên hay mộ long hoán vận
Thông thiên khiếu
Tẩu Mã Lục Nhâm
Cai Sơn Hoàng Đạo
Tuế lộc
Tuế mã
...