Chim Gọi Nắng (Tuyển Tập Truyện Lịch Sử)
Tác giả: Hoài Anh
NXB: Văn Học 2006
Tình trạng: Sách tốt, 269 trang khổ 14.5X20.5
".... Sáu mươi chín tuổi rồi, Hoài Anh vẫn còn đang viết không ngưng nghỉ. Ngọn lửa sống trong ông còn mãnh liệt lắm, bởi vì ông sống lặng lẽ, chỉ ham sáng tạo, không màng danh lợi. Ông chân thật với bạn bè, ưu ái người viết trẻ, và rất chịu đọc văn của người khác. Văn chương ông trong sáng, giàu hình ảnh, giàu vốn sống; ngôn ngữ trong tác phẩm của ông chứng tỏ ông rất chịu đi, chịu học ngôn ngữ từng địa phương. Có nhiều người hỏi tôi: Cái ông Hoài Anh lủ khủ lù khù thế mà sao viết khoẻ, viết dữ dội vậy? Tôi đáp: Ông viết được như thế là nhờ tình yêu! Ông yêu đời, yêu nghề như yêu chính cuộc đời mình. ông có trí nhớ tuyệt vời, do bẩm sinh, tất nhiên, nhưng tôi cho rằng chủ yếu cũng là nhờ tình yêu nghề..."
"Chim Gọi Nắng" :
Tiểu thuyết viết về bà Nguyễn Thị Minh Khai. Minh Khai quê gốc Từ Liêm, Hà Nội, theo gia đình vào sống ở thành Vinh, Nghệ An. Năm 1930, Minh Khai trở thành đảng viên Cộng sản Đông Dương, được cử ra nước ngoài hoạt động. Bà công tác ở văn phòng Chi nhánh Bộ Phương Đông của quốc tế cộng sản tại Hương cảng. Nguyễn Thị Minh Khai được Nguyễn Ái Quốc trực tiếp dìu dắt, giáo dục, bồi dưỡng. Cuối năm 1934, Nguyễn Thị Minh Khai tham gia đoàn đại biểu của đảng ta do Lê Hồng Phong làm trưởng đoàn đi dự đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ bảy tại moscow.Trong dịp này hai anh chị đã thành hôn. Năm 1935 về nước,được chỉ định làm Bí thư thành uỷ Sài Gòn. Khi đang hoạt động thành lập Mặt trận phản đế và chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, tháng 7 - 1940, vì bị một tên phản bội chỉ điểm, Nguyễn Thị Minh Khai bị địch bắt. Pháp dùng mọi thủ đoạn dã man tra tấn để khai thác tài liệu, tin tức bí mật của Đảng, nhưng Nguyễn Thị Minh Khai vẫn trung kiên bất khuất. Địch thất bại, chúng tuyên án tử hình người nữ đảng viên cộng sản. Ngày 28 - 8 - 1941, Nguyễn Thị Minh Khai đã anh dũng hy sinh ở Hoc Môn cùng một số đồng chí khác.....