Hết hàng
Giá: 55.000₫
  • Nhà sản xuất: Chưa cập nhật
  • Mã sản phẩm: KB0832
  • Tình trạng: Sách này hết

Chân Dung Và Đối Thoại - Bình Luận Văn Chương

Tác giả: Trần Đăng Khoa
NXB: Thanh Niên 1999
Tình trạng: Sách bị ẩm, đọc tốt, 372 trang khổ 13X19

 

Có một số nhận xét cho rằng "Chân dung & Đối thoại" là một "hiện tượng văn học" nổi bật của năm 1998 do số lượng in ấn hay nội dung mang tính "đột phá" của Trần Đăng Khoa trong "khung cảnh lặng lẽ" của văn học nghệ thuật, trên lĩnh vực sáng tác lẫn phê bình hiện nay. Liệu lối nhận xét ấy có đúng lắm không ? hay có ngụ ý nào khác, xem rằng "Chân dung & Đối thoại" như câu chuyện của một cậu bé nghịch ngợm chuyên đi ném đá vào cửa kính để gây sôi động, phá tan bầu yên tĩnh của khu phố trong phim Charlot ngày xưa. Rồi cười một cách khoái chí ! Tôi nghĩ rằng cái "khung cảnh lặng lẽ" ấy là một cách nhìn bi quan (hay bi kịch hóa) trước tình hình văn hóa - văn nghệ nước nhà. Có bao giờ tập thơ, tùy bút, truyện ngắn ra đời nhiều như hiện nay, nhìn vào lượng sách báo in ấn trưng bày tại các quầy thì rõ ràng đang trên đà "trăm hoa đua nở" đấy chứ, trong đó có cả những người chưa ra tập thơ bao giờ cũng gom góp lại những gì họ đã sáng tác trong suốt thời gian tham gia chiến đấu ngày trước và cả những cảm xúc khi đất nước đang chuyển mình. Có thể đồng ý rằng hiếm thấy những sáng tác tầm cở, tương xứng với tầm vóc của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh vừa qua, và cũng không ít sản phẩm "ăn liền" của thời kinh tế thị trường bán khá chạy mặc dù nội dung không vượt  qua được cái "tầm phào" của thị hiếu thấp kém. Nhưng điều đó theo tôi không có gì lạ vì sau một thời chinh chiến dài lâu nhà văn nào cũng cần phải đứng lại, nhận diện và tĩnh táo để tiếp tục sự nghiệp sáng tác của mình bằng những tác phẩm tầm vóc hơn. Thời gian không là thước đo của sáng tác, chẳng vì vậy mà vội vã qui kết để rồi "thất vọng". Các tác phẩm lớn trên thế giới đều thế, "Chiến tranh và Hòa bình" của L. Tolstoi, "Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh" của E. Marquez hay "Cuốn theo chiều gió" của M. Mitchell cũng vậy. Thời bình hôm nay đã tạo ra những điều kiện mới, qua sự xuất hiện của nhiều nhà văn, nhà thơ trẻ, họ không mang mặc cảm hay tự tôn thời chiến, không biết lấy "nổi đau này so kiếm nổi đau kia" - Vì vậy đem cái "bi" của tình hình sáng tác gọi là "lặng lẽ" để tôn cái "tráng" của Trần Đăng Khoa trong "Chân dung & Đối thoại" thì e rằng không được chính xác lắm.

                Một cảm xúc thật sự đã đến với tôi mỗi lần nghe các cháu Trung học bình thơ trên Đài Truyền hình vào mỗi sáng chủ nhật. Thế hệ học sinh của ta ngày nay sao mà tinh tế, nhạy cảm đến thế khi bình luận các tác phẩm văn học của những nhà văn nhà thơ lớn; các em đọc lời bình bằng một sự thổn thức có thật, cảm nhận từ trái tim bé bỏng thơ ngây, không hề khuôn sáo, ước lệ như lối cảm thụ "hàn lâm", "ca" hay "chê" người để làm sang cho mình hay tìm cách khôn ngoan "gắn" tên mình lên trên tác giả. Với văn phong của Trần Đăng Khoa thì có lẽ không ai cho rằng những lời "bình luận văn chương" của Anh trong "Chân dung & Đối thoại"  mang tính "hàn lâm" ấy, mà hoàn toàn ngược lại, có khi đem những câu chuyện "bên lề" quán cóc của làng văn làm quà tặng bạn đọc, đáp ứng được sự tò mò về một tác giả nào đó mà Anh đã nêu. Nhưng liệu chúng ta có quyền "đùa giỡn" đến như thế không, cái "ba lơn" ấy vô tình làm xấu đi hình ảnh một Trần Đăng Khoa mà người đọc từng ngưỡng mộ, mà ngay tôi đã phải cất giấu vào tủ, không muốn đứa con gái ngây thơ của mình biết thêm cái "chân dung" do Anh vẽ ra không mấy hay về các nhà thơ mà cháu đã học thuộc lòng và thích thú từ bé. 
Tôi vẫn tin lời cụ Nguyễn Du: "Cái Tâm kia mới..." hãy còn đúng cho tác phẩm "bình luận văn chương" của Anh.
Icon-Zalo Chat Zalo Icon-Messager Chat Messenger Icon-Twitter 0989.885.646 Icon-Youtube Kênh Youtube Icon-Instagram Bản đồ Lên đầu trang