Búp Bê Bắc Kinh
Tác giả; Xuân Thụ
Dịch giả: Nguyễn Lệ Chi
NXB: Văn Học 2005
Số trang: 332
Trọng lượng: 320 gr
Tình trạng: Sách tốt , vẫn còn
Lâm Gia Phù, một cô gái Bắc Kinh mười bốn tuổi đam mê nhạc Rock, Punk, chán ghét việc học hành đã bắt đầu thời kì trung học của mình tại một trường học nghề. Cô đã quậy phá, gặp gỡ những người thanh niên sống trôi nổi, nghèo nàn và vô tình. Cô bị cuốn trong những mối quan hệ chỉ trên cơ sở tình dục, bỏ học, nhuộm tóc, đi làm phóng viên cho một vài tờ báo lá cải. Xuân Thụ - cái tên mà bạn bègọi cô - càng ngày càng đi xa khỏi tầm tay của cha mẹ, càng ngày càng chán ghét với những quy định của nhà trường, trải qua hết cuộc tình này đến cuộc tình khác và đi từ thất vọng này đến thất vọng khác. Hoàn toàn lạc lối trong cuộc sống của chính mình, cho dù quậy phá, nổi loạn và phá vỡ mọi quy định, Xuân Thụ vẫn cảm thấy cuộc sống thanh xuân của mình đã trôi qua một cách phí hoài, trống rỗng.
Nhận định
- Lời của tác giả:
"Thời đại bây giờ đã là một thời đại đa cực, khi mọi người có những quan điểm khác nhau đều được tôn trọng. Điều chúng ta cần giờ đây chính là cá tính thật sắc nét chứ không phải là sự rập khuôn theo lề thói. Đáng tiếc là, dù sao, vẫn có rất rất nhiều người không thể thông hiểu và sẽ rất bất bình với những tư tưởng và những hành vi được mô tả trong Búp bê Bắc Kinh, cuốn sách ngay khi ra mắt đã gây dư luận trái ngược. Đây là tiểu thuyết đầu tay của tôi, trong đó tôi đã bỏ ra biết bao cố gắng, biết bao hi vọng và mơ mộng. Mọi sự xúc xiểm, khinh bỉ, cấm đoán đều khiến tôi đau đớn. Búp bê Bắc Kinh, dù gì thì gì, đã ghi lại được một dấu ấn vĩnh viễn, không thể phai nhạt đối với giới trẻ Trung Quốc; và ảnh hưởng của nó, cùng với việc sách tiếp tục được dịch ra các thứ tiếng ngoại quốc, vẫn không ngừng lan rộng".
- Nhận định của Nhã Nam:
Xuân Thụ không phải là nhà văn nữ Trung Quốc đầu tiên dám phơi bày toàn bộ cuộc sống tinh thần đầy bấn loạn và khát khao khoái cảm, nhưng cô vẫn khiến cho người đọc phải nhớ tới mình giữa rất nhiều gương mặt khác. Có lẽ, chính sự giận dữ, xót xa một cách giản dị và hồn nhiên của cô đã dễ dàng tìm được sự đồng vọng từ những độc giả cùng thế hệ. Búp bê Bắc Kinh của Xuân Thụ là tiếng nói của một cô gái đang lạc lối, không biết mình thực sự là ai, không biết mình sẽ như thế nào. Mọi câu chuyện mà cô trải qua dường như chẳng hề giúp cô nhận định lại con đường. Toàn bộ tác phẩm đã được chia ra các phần nhỏ, đặt tên theo những nhân vật, những sự kiện hay hình dung của Xuân Thụ về chính những điều đã xảy ra. Chính vì vậy, tác phẩm cho dù không được ghi lại ngày tháng vẫn mang dáng vẻ của một cuốn nhật ký. Đặc biệt, nó được thể hiện bằng những câu văn ngắn, một nhịp điệu nhanh như hơi thở của tuổi trẻ, những lời văn mang vẻ tự thuật nhiều hơn là hư cấu. Chính vì vậy, nó chân thành đến khốc liệt, cuốn người đọc theo những xúc cảm, cho dù đó là giận dữ, chán ghét, say mê hay xót xa.