Bí Mật Cuộc Đời Người Mỹ Làm "Sống Lại" Đặng Thuỳ Trâm
Tác giả: Frederic Whitehurst và nhóm tác giả
NXB: Văn hoá Dân tộc 2005
Tình trạng: Sách tốt, 322 trang khổ 13X20.3
Bí Mật Cuộc Đời Người Mỹ Làm "Sống Lại" Đặng Thùy Trâm Và Cuộc Đi Tìm Nguyễn Trung Hiếu Trên Đất Mỹ:
Nếu "Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm" đang là ngọn lửa cháy rực ở Việt Nam thì trong 35 năm qua, hai người đã có công ủ ngọn lửa đó là Frederic Whitehurst và Nguyễn Trung Hiếu.
Đây là cuốn sách đầu tiên và đầy đủ nhất về những chặng thăng trầm của hai nhân vật đặc biệt này:
- Những cuộc tìm kiếm và gặp Nguyễn Trung Hiếu của phóng viên Uyên Ly ngay trên đất Mỹ.
- "Người giữ lửa" Frederic Whitehurst với bản tự truyện đầy đủ nhất viết riêng cho bạn đọc về cuộc đời đầy giông bão và những giọt nước mắt của ông....
Vậy là bắt đầu một chuỗi sự kiện. Ngôi mộ bé nhỏ khiêm nhường nép bên nghĩa trang Từ Liêm - Hà Nội với nụ cười trong sáng mãi mãi ngưng đọng trên bia mộ ở tuổi 28 của cô gái ấy bỗng rộn ràng người viếng thăm. Đức Phổ Quảng Ngãi - mảnh đất nơi cô nằm xuống, cũng trở nên xôn xao. Và hiện nay thì rất nhiều người nhân hậu đang chung tay, từng viên từng viên gạch, để xây dựng một bệnh xá mang tên cô.
Đặng Thuỳ đã sống lại. Không phải thân xác. Đương nhiên. Sống lại về mặt linh hồn. Như mẹ chị - bà Doãn Ngọc Trâm đã nói "Thuỳ đang về". Đã cháy lên một ngọn lửa từ cô. Người Mỹ - cựu chiến binh tham chiến Việt Nam - chuyên gia chất nổ hàng đầu một thời của FBI - Giáo sư - tiến sĩ hoá học - mang tên Frederic Whitehutst suốt 35 năm đã nâng niu cuốn nhật ký - những di vật vô vàn thường rơi rớt lại trên những bãi chiến trường mà đối phương thường nhặt được bên thi thể của kẻ thù. Với một lòng kính trọng, 35 năm nay ông và anh trai Robert Whitehurst đã không ngừng tìm kiếm địa chỉ người mẹ của cô để trả lại cho bà cuốn nhật ký.
Dường như, khi ta thực sự mong muốn một điều gì, thì điều ấy sẽ đến. Qua những trái tim và bàn tay, vào một ngày tháng 8 như đã nói, cuốn nhật ký đã trở về đúng địa chỉ mà nó phải được ấp ủ mãi mãi.
...Nguyên do gì đã khiến những người phía bên kia chiến tuyến như Fred và Nguyễn Trung Hiếu làm được cái điều mà hậu thế phải tri ân sau 35 năm?
Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm sẽ không được trân trọng như thếm, nếu trong những dòng chữ viết vội trong chiến trường ấy chỉ biểu hiện chí căm thù và lòng dũng cảm. Cái điều thuyết phục, khiến ngay cả người của phía bên kia cũng phải kính trọng ở cô, là lương tri và lòng chính trực. Lòng yêu thương chân thành của cô với thương binh, sự phẫn nộ trước giả dối, ảnh hưởng từ văn hoá gia đình trí thức, từ người mẹ và người cha, khả năng cảm thụ cái đẹp, vẫn nồng nàn yêu thương kẻ khác ngay cả trong hoàn cảnh chiến tranh rất dễ biến con người thành dã thú của cô đã làm rung động tận đáy tâm hồn người khác.
Mỗi người một vị trí, một số phận, mỗi chúng ta cũng đang góp phần mình trong cuộc trường chinh đó. Để yêu thương, để tôn vinh lòng chính trực và lương tri. Để xoá bỏ hận thù và chiến tranh. Để không một người nào bị chiến tranh, bị sự ác độc vô lương tàn hại và làm méo mó nhân cách. Để xóa bỏ định kiến. Để hoà hợp. Để không một ai nữa, như Đặng Thuỳ Trâm - phải nằm xuống giữa chiến địa trong tuổi thanh xuân.
Mục lục:
Lời mở
Frederic Whitehurst Những bí mật bây giờ mới kể
Người "Thổi còi" cảnh tỉnh FBI
Sự tìm kiếm 35 năm của Frederic Whitehurst - con đường qua những dòng sông vô tình
Frederic Whitehurst - Những ám ảnh chiến tranh
Fred và thơ
Người đàn ông mạnh mẽ hay khóc
Từ Frederic Whitehurst tới sự kiện tại Mỹ - Nhìn từ phía gia đình liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm
Sự kiện qua ống kính phóng viên: Từ Frederic Whitehurst tới "con của mẹ đã trở về"
Cùng nhau bắc những cây cầu
Lời kết từ mắt người trong cuộc
Vĩ thanh
Hành trình qua những bức ảnh